Home Công nghệ AI AI và bước chuyển mình của báo chí

AI và bước chuyển mình của báo chí

0

Tham dự hội thảo có các đồng chí: PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; PGS.TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Vũ Việt Trang, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; ông Lee Byung Hwa, Giám đốc quốc gia KOICA Việt Nam, lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các chuyên gia, học giả, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Lê Hải Bình, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá cao việc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề có ý nghĩa thời sự, đúng vào thời điểm Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ và đặt ra nhiều vấn đề mới đối với lĩnh vực báo chí – truyền thông.

Theo PGS.TS Lê Hải Bình, AI đang làm thay đổi sâu sắc cách thức con người tiếp cận, sản xuất và phân phối thông tin; đồng thời mang đến những thách thức lớn về đạo đức báo chí, tin giả và sự thao túng nhận thức. Báo chí vì vậy càng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và định hướng dư luận xã hội, và cho rằng công tác quản lý báo chí trong bối cảnh AI cần có cách tiếp cận tổng thể, liên ngành và linh hoạt.

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc hội thảo

Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề xuất ba định hướng chiến lược từ góc độ quản lý Nhà nước: Hoàn thiện khung pháp lý về AI trong báo chí; hỗ trợ ứng dụng công nghệ tại các cơ quan báo chí và nâng cao năng lực số cho đội ngũ người làm báo.

“Các cơ sở đào tạo đóng vai trò then chốt để chuẩn bị nguồn nhân lực báo chí chất lượng cao, thích ứng với môi trường truyền thông hiện đại, có khả năng kiểm soát và khai thác hiệu quả AI mà không đánh mất giá trị cốt lõi của báo chí”, đồng chí Lê Hải Bình khẳng định.

PGS.TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sự phát triển bùng nổ của AI đang tạo ra những biến đổi sâu sắc, toàn diện trong mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí – truyền thông. AI không chỉ thay đổi cách thức sản xuất, phân phối và tiếp nhận thông tin, mà còn đặt ra hàng loạt thách thức về đạo đức, an ninh thông tin và vai trò của người làm báo.

Theo PGS.TS Dương Trung Ý, báo chí không thể đứng ngoài xu thế công nghệ, và việc làm chủ AI phải được định hướng rõ ràng, nhất quán nhằm phục vụ hiệu quả cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách và giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng.

PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu đề dẫn Hội thảo

Trên tinh thần đó, PGS.TS Dương Trung Ý đề nghị Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiến hành đánh giá toàn diện các vấn đề mà AI đặt ra đối với báo chí – truyền thông, từ đó đề xuất với lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh các giải pháp chiến lược, bao gồm: cập nhật và đổi mới chương trình đào tạo để trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng cần thiết về AI; đẩy mạnh nghiên cứu về tác động của AI đến hoạt động báo chí – truyền thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng sự phát triển nhanh chóng của AI đang mở ra những cơ hội chưa từng có và đặt ra những thách thức sống còn đối với báo chí – truyền thông.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

AI không chỉ thay đổi căn bản quy trình sản xuất, phân phối và tiếp nhận thông tin mà còn mở ra những khả năng vượt trội trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông. Sự phát triển này cũng đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về đạo đức nghề nghiệp, pháp lý và an ninh thông tin.

PGS.TS Phạm Minh Sơn khẳng định, việc nghiên cứu và làm chủ AI trong lĩnh vực báo chí không chỉ là câu chuyện kỹ thuật mà còn là thách thức lớn về mặt nguyên tắc, tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp.

Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đề nghị các nhà khoa học tập trung vào bốn nhóm nội dung trọng tâm: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của AI; nhận diện rõ cơ hội và thách thức mà AI mang lại; đề xuất các giải pháp chiến lược về 2 chính sách, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế; vai trò của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong việc đổi mới chương trình và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực báo chí – truyền thông.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo

Hội thảo bao gồm2 phiên thảo luận với sự tham gia của nhiều diễn giả uy tín từ Việt Nam và Hàn Quốc với các chủ đề như: Kiến tạo môi trường phát triển báo chí – truyền thông trong bối cảnh phát triển của công nghệ AI; trí tuệ nhân tạo và việc sử dụng nó trong truyền thông cũng như những thay đổi trong tương lai; truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số; tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để thúc đẩy sự phát triển của báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên số; AI định hình lại ngành báo chí truyền thông; “Đồng nghiệp AI” trong sản xuất báo chí, truyền hình; những ứng dụng mới nhất của AI trong lĩnh vực báo chí và truyền thông.



https%3A%2F%2Fphapluat.tuoitrethudo.vn%2Fai-va-buoc-chuyen-minh-cua-bao-chi-truyen-thong-viet-nam-104019.html

Exit mobile version