Home Vào công việc AI - Bán hàng & marketing Công nghệ ‘phá đảo’ giúp TMĐT Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu

Công nghệ ‘phá đảo’ giúp TMĐT Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu

0

AI, Metaverse và IoT: Công nghệ ‘phá đảo’ giúp TMĐT Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu

Thương mại điện tử Trung Quốc đang viết lại cuộc chơi, bỏ xa mô hình truyền thống và mở đường cho tương lai số. Sức mạnh đến từ những thuật toán tiên tiến và công nghệ đột phá, giúp các “ông lớn” như Alibaba, JD.com vươn tầm ảnh hưởng ra toàn cầu. Vậy đâu là những “trụ cột” công nghệ đã viết nên câu chuyện thành công, thống lĩnh thị trường thương mại điện tử toàn cầu của Trung Quốc?

1. Vai trò của công nghệ trong sự phát triển của thương mại điện tử

1.1. Công nghệ nào đã đặt nền móng sơ khai cho sự phát triển của thương mại điện tử?

Hành trình phát triển của thương mại điện tử là một câu chuyện hấp dẫn về sự đổi mới sáng tạo trong công nghệ, mô hình kinh doanh và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Đầu tiên là hai công nghệ EDI (Trao đổi dữ liệu điện tử) và EFT (Chuyển tiền điện tử) – xuất hiện vào những năm 1960-1970 – đã đặt những viên gạch đầu tiên cho một nền kinh tế số hóa, xóa bỏ dần sự lệ thuộc vào các giao dịch giấy tờ truyền thống.

Tiếp đến, năm 1980-1990, sự ra đời của Internet và World Wide Web đã thổi bùng ngọn lửa thương mại điện tử, mở ra một kỷ nguyên kết nối toàn cầu. Nhờ Internet, mọi thông tin được chuyển đi với tốc độ nhanh hơn, tiện lợi hơn, khách hàng không còn là người phải chủ động tìm tới doanh nghiệp mà đây là thời kỳ doanh nghiệp cần chủ động hơn tiếp cận khách hàng vào đúng thời điểm, đúng kênh truyền tải.

Năm 1994, giao dịch trực tuyến đầu tiên đã được ghi nhận, đánh dấu bước ngoặt lịch sử cho TMĐT bởi một người đàn ông tên Dan Koh – khi ông bán một chiếc CD của Sting cho một người bạn qua Internet với giá 12,48$.

Tuy nhiên, TMĐT chỉ bắt đầu được công nhận là một mô hình kinh doanh khả thi vào năm 2000. Từ những giao dịch trực tuyến riêng lẻ ban đầu, TMĐT đã phát triển thành những nền tảng thương mại điện tử quy mô lớn với hệ thống bán hàng trực tuyến hoàn chỉnh.

Khi ấy, thị trường TMĐT toàn cầu đạt khoảng $150 tỷ USD nhờ sự phổ biến của các nền tảng như Amazon và Alibaba. Các công ty này không chỉ mở rộng danh mục sản phẩm mà còn xây dựng các nền tảng thương mại điện tử toàn diện: có hệ thống quản lý hàng hóa trực tuyến tiên tiến, kho vận tối ưu hóa và công cụ phân tích dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Đây là giai đoạn quan trọng, thể hiện sự chuyển mình rõ rệt “bán hàng qua Internet” sang “hệ sinh thái TMĐT”, tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với năm 1994.

Đặc biệt, sự xuất hiện của Điện thoại thông minh, nhất là Iphone – năm 2007 đã góp phần thay đổi cuộc chơi với TMĐT di động (M-Commerce) cho phép người tiêu dùng mua sắm mọi lúc mọi nơi. Chính trong năm này, tỷ trọng thương mại điện tử đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đạt 3,2%, cao hơn 2,8% so với năm 2006.

Hành trình hình thành của thương mại điện tử.

Sự ra đời của điện thoại thông minh đã mang đến những lợi ích to lớn, trước hết là việc mở rộng đáng kể khả năng tiếp cận Internet. Giờ đây, mọi người có thể kết nối mạng ở bất cứ đâu, không còn bị giới hạn bởi máy tính hay vị trí cố định. Điều này thúc đẩy các công ty tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách phát triển các trang web thích ứng và ứng dụng di động chuyên biệt. Với giao diện đơn giản hóa, thiết kế trực quan cho màn hình nhỏ và thao tác cảm ứng, tỷ lệ chuyển đổi được cải thiện đáng kể, đồng thời giảm thiểu tình trạng bỏ giỏ hàng.

Thêm vào đó, sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán di động đóng vai trò then chốt trong sự trỗi dậy của m-commerce. Các giải pháp như Apple Pay và Google Wallet ngày càng phổ biến, mang đến cho người dùng phương thức thanh toán nhanh chóng và an toàn ngay trên thiết bị di động của họ.

Mặc dù vậy, sự tiện lợi đó chỉ thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu khi đại dịch COVID-19 ập đến. Các lệnh giãn cách xã hội và nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng vọt đã thúc đẩy cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng chuyển đổi sang nền tảng số, biến TMĐT từ một lựa chọn tiện lợi thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.

Các hoạt động trực tiếp bị trì hoãn thì các hoạt động trực tuyến lại có đà phát triển như diều gặp gió, năm 2020 doanh thu thương mại điện tử đã tăng thêm 19% trước và sau Covid 19. Ngoài ra, trong 4 tháng đầu năm 2020, số lượng giao dịch qua điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Sự gia tăng giao dịch qua điện thoại di động đã buộc các doanh nghiệp TMĐT phải đầu tư mạnh mẽ vào việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động, từ giao diện ứng dụng đến quy trình thanh toán.

GRAPH: Global eCommerce Revenue Forecast in Billion USD 2021 (Nguồn: International Trade Administration)

Tóm lại, về lâu dài, các công nghệ nền tảng như EDI, EFT, Internet, điện thoại thông minh và thanh toán di động đã không chỉ thay đổi cách con người mua bán, mà còn định hình lại toàn bộ hệ sinh thái kinh doanh hiện đại. Chúng tạo ra một nền tảng vững chắc cho thương mại phi biên giới, thúc đẩy xu hướng toàn cầu hóa và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp ngày nay không chỉ bán sản phẩm, mà còn cung cấp trải nghiệm mua sắm số hóa, cá nhân hóa và tức thì. Đồng thời, dữ liệu người dùng được thu thập và phân tích nhờ các công nghệ này trở thành tài sản chiến lược, giúp doanh nghiệp dự đoán nhu cầu, cải thiện dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh. Về phía người tiêu dùng, TMĐT trở thành một thói quen, một lối sống – khiến hành vi mua sắm ngày càng gắn bó sâu sắc với môi trường số trong dài hạn.

1.2. Top 5 công nghệ hiện đại trong TMĐT hiện nay

Chuyển đổi số trong thương mại điện tử không thể thiếu đi nền tảng công nghệ vững chắc. Công nghệ đóng vai trò “xương sống”, thúc đẩy TMĐT không ngừng phát triển, mở ra những phương thức tương tác và trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng. Sự ra đời và ứng dụng của các công nghệ tiên tiến chính là minh chứng cho quá trình đổi mới sáng tạo liên tục trong ngành.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy đóng vai trò tiên quyết, giúp doanh nghiệp “đọc vị” và dự đoán hành vi, mở đường cho trải nghiệm mua sắm được “may đo” riêng cho từng khách hàng. Chatbot và trợ lý ảo thông minh, những “đứa con” của AI, đang dần thay thế con người, trở thành những nhân viên chăm sóc khách hàng tận tâm 24/7, vừa giảm chi phí, vừa giữ chân khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Thú vị hơn, theo báo cáo “Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI) trong Thương mại điện tử tại Đông Nam Á”, có đến 83% khách hàng sẵn lòng chi nhiều hơn cho những giao dịch có sự hỗ trợ của AI, và 92% người tham gia khảo sát tin tưởng vào những gợi ý mua sắm cá nhân hóa do AI mang lại.

Công nghệ AI tác động đến thương mại điện tử (Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) cũng đang mở ra những trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới. Giờ đây, người tiêu dùng có thể thử sản phẩm như quần áo, nội thất hay thậm chí là tham quan cửa hàng mà không cần phải rời khỏi nhà. Shopify – một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn – đã ghi nhận mức tăng 94% tỷ lệ chuyển đổi sau khi ứng dụng AR vào trải nghiệm mua sắm. Tương tự, IKEA – một công ty nội thất, cũng ra mắt ứng dụng IKEA PLACE, cho phép người dùng mô phỏng không gian sống với các sản phẩm nội thất 3D cực kỳ chân thực.

IKEA ứng dụng Metaverse trong ngành nội thất. (Nguồn: Internet)

Blockchain và tiền điện tử cũng đang tái định hình cách thức giao dịch trong thương mại điện tử, cung cấp hệ thống thanh toán an toàn, minh bạch và hạn chế rủi ro gian lận. Đặc biệt, vào năm 2025, Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với đề án xây dựng Trung tâm tài chính toàn diện tại TP.HCM và Đà Nẵng, nhằm thử nghiệm sàn giao dịch tiền số. Đây vừa là cơ hội tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng toàn cầu, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số.

Blockchain công nghệ thay đổi cách thức giao dịch điện tử. (Nguồn: Internet)

Bên cạnh bảo mật thông tin, việc kết nối, quản lý các thiết bị thông minh trong chuỗi cung ứng hay kho hàng của thương mại điện tử cũng đóng vai trò quan trọng, và Internet vạn vật (IoT) chính là chìa khóa.

Điển hình, Walmart đã tiên phong ứng dụng robot IoT mang tên Alphabot để tối ưu hóa quản lý kho. Hệ thống này cho phép xử lý đơn hàng gần như tức thì, với 95% đơn hàng được lấy và chuẩn bị hoàn tất chỉ trong vòng 12 phút tại trung tâm xử lý đơn hàng.

Alphabot là sự kết hợp độc đáo giữa hệ thống AS/RS, đóng vai trò như “bộ não” tự động hóa việc lưu trữ và truy xuất hàng hóa, giúp tối ưu hóa không gian và nâng cao năng suất, cùng với robot AMR, được trang bị cảm biến và thuật toán tiên tiến, cho phép di chuyển linh hoạt và vận chuyển hàng hóa tự do trong kho.

Điểm độc đáo của robot Alphabot nằm ở khả năng di chuyển đa hướng linh hoạt theo sơ đồ kho được lập trình sẵn. Chúng hoạt động liên tục và an toàn nhờ cơ chế sạc trực tiếp trong quá trình vận hành, giảm thiểu sự phụ thuộc vào pin.

Sau khi robot Alphabot hoàn thành việc lấy hàng và vận chuyển đến các trạm được chỉ định, Walmart tiếp tục triển khai hệ thống Pick To Light. Công nghệ này sử dụng ánh sáng để hướng dẫn nhân viên một cách trực quan về sản phẩm cần chọn và vị trí đặt vào túi, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và nhân lực so với quy trình tìm kiếm và đóng gói thủ công truyền thống.

ALPHABOT Walmart một robot IoT quản lý kho hàng (Nguồn: Internet)

Cuối cùng, thanh toán điện tử và ví di động đang trở thành xu hướng tất yếu. So với phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro như gian lận, chi phí cao và hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng, ví điện tử là bước đột phá giúp giao dịch trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn. Không giới hạn bởi địa lý, thanh toán điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Dự báo đến năm 2025, giá trị giao dịch qua ví điện tử sẽ đạt 4,8 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 2,8 tỷ USD vào năm 2020, minh chứng cho sự bùng nổ của hình thức thanh toán này.

2. Thực trạng TMĐT tại Trung Quốc hiện nay

2.1. Thương mại điện tử 2024: Tăng trưởng vượt bậc và sự thống trị của Trung Quốc

Thương mại điện tử toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt tại các nền kinh tế đang phát triển. Theo báo cáo Kinh tế Số 2024 (Digital Economy Report 2024) của UNCTAD, thị phần thương mại điện tử tại các quốc gia này đã tăng từ 37% năm 2022 lên 45% vào năm 2024, một bước nhảy vọt đáng kinh ngạc. Giới chuyên gia dự đoán doanh số toàn cầu sẽ vượt ngưỡng 8 nghìn tỷ đô la vào năm 2027.

Trong bức tranh đầy tiềm năng đó, Trung Quốc – đất nước tỷ dân – đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử với 42,9% trong tổng thị phần toàn cầu. Theo SellersCommerce, quy mô thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc được định giá 3,45 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, chiếm 47,3% tổng doanh số bán lẻ của cả nước. Dự kiến, con số này sẽ đạt 3,98 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2027. Grandview Research cũng có dự báo rằng, thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đạt 3.480,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.

Sự thống trị của thương mại điện tử Trung Quốc đã có những tác động đáng kể đến các thị trường quốc tế. Các công ty thương mại điện tử Trung Quốc đang mở rộng hoạt động ra toàn cầu, với hơn 50% thị phần trên Amazon thuộc về các nhà bán hàng có trụ sở tại Trung Quốc vào năm 2024 . Các công ty như Temu và Shein đang tích cực thâm nhập các thị trường nước ngoài, bao gồm cả Mỹ và Mỹ Latinh. Khối lượng giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc đạt khoảng 1,22 nghìn tỷ nhân dân tệ (170,95 tỷ đô la Mỹ) trong nửa đầu năm 2024, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Sự thành công trên thị trường quốc tế này, có nền tảng vững chắc từ hệ sinh thái thương mại điện tử đa dạng và năng động trong nước.

Hệ sinh thái thương mại điện tử sôi động của Trung Quốc vận hành theo ba mô hình chính: B2C, C2C và Social Commerce (Thương mại điện tử xã hội). Trong đó, mảng B2C do Alibaba thống lĩnh với hai nền tảng Taobao và Tmall, chiếm 50,8% thị phần vào năm 2023. Mô hình này cho phép doanh nghiệp bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng, giúp kiểm soát toàn bộ quy trình từ sản xuất đến phân phối, đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là các doanh nghiệp phải đầu tư đáng kể vào marketing và xây dựng thương hiệu để thu hút khách hàng.

Thị phần thương mại điện tử B2C tại Trung Quốc năm 2023 (Nguồn: Market Research.com)

Trái ngược với mô hình B2C, C2C tập trung vào giao dịch giữa người tiêu dùng với nhau, cho phép cá nhân bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cho những người mua khác. Điểm mạnh lớn nhất của C2C là rào cản tham gia thấp – người bán có thể dễ dàng gia nhập thị trường với chi phí tối thiểu, trong khi người mua có nhiều lựa chọn đa dạng. Tuy nhiên, nhược điểm là chất lượng sản phẩm và dịch vụ không đồng đều, đòi hỏi người mua cần cẩn trọng hơn khi giao dịch.

Mô hình C2C đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt thu hút thế hệ Gen Z – những người yêu thích phong cách thời trang Y2K và thập niên 80. Trong năm 2023, mô hình này đã mang lại doanh thu 434 triệu USD. Sự ưa chuộng đồ secondhand không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường, phù hợp với cam kết Net Zero vào năm 2060 của Trung Quốc.

Bên cạnh B2C và C2C, sự trỗi dậy của thương mại điện tử xã hội đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường Trung Quốc vươn ra toàn cầu. Đây là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội, cho phép người dùng mua sắm ngay trong ứng dụng mà không cần rời khỏi nền tảng. Lợi thế của mô hình này nằm ở việc tận dụng sự tương tác và kết nối cộng đồng để nâng cao trải nghiệm mua sắm, đồng thời khuyến khích chia sẻ sản phẩm.

Để thành công trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả trên mạng xã hội. WeChat và Douyin (TikTok) là hai nền tảng tiêu biểu tại Trung Quốc đã tích hợp tính năng mua sắm trực tiếp, giúp kết nối thương hiệu với người tiêu dùng một cách liền mạch và tối ưu.

2.2. Đâu là điểm nổi bật giúp TMĐT Trung Quốc dẫn đầu thế giới?

Trung Quốc đã xây dựng một nền tảng vững chắc để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, không chỉ trong nước mà còn trên toàn cầu. Thành công này đến từ sự kết hợp của nhiều yếu tố then chốt, bao gồm hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến, hệ sinh thái thanh toán số hoàn thiện, chính sách hỗ trợ từ chính phủ, mạng lưới logistics hiện đại và chiến lược tiếp thị sáng tạo.

Thứ nhất, Trung Quốc sở hữu cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tiên tiến với tỷ lệ người dùng internet cao. Đến tháng 12 năm 2024, số lượng người dùng internet ở Trung Quốc đã đạt con số ấn tượng là 1,1 tỷ người, với tỷ lệ thâm nhập internet là 78,6%. Cơ sở người dùng khổng lồ này được hỗ trợ bởi sự mở rộng nhanh chóng của cả mạng băng thông rộng cố định và di động trên toàn quốc, bao phủ hiệu quả cả các trung tâm đô thị và vùng nông thôn.

Sự kết hợp giữa cơ sở người dùng internet rộng lớn và tốc độ kết nối cao tạo thành một nền tảng vững chắc cho việc áp dụng thương mại điện tử rộng rãi trên nhiều đối tượng và khu vực địa lý. Ngoài ra, tốc độ phát triển mạng 5G của Trung Quốc cũng đang được đẩy mạnh, tính đến tháng 11 năm 2024, quốc gia này đã xây dựng tổng cộng 4,19 triệu trạm gốc 5G, chiếm hơn 60% tổng số toàn cầu.

Thứ hai, việc áp dụng nhanh chóng các giải pháp thanh toán kỹ thuật số như Alipay và WeChat Pay đã tạo điều kiện thuận lợi cho mua sắm trực tuyến. Alipay và WeChat Pay đã nổi lên như hai nền tảng thanh toán kỹ thuật số thống trị ở Trung Quốc vào năm 2024. Hai ông lớn này đã kiểm soát hơn 90% thị trường giao dịch thanh toán di động ở Trung Quốc.

Alipay tự hào có cơ sở người dùng toàn cầu vượt quá 1,3 tỷ người, củng cố vị thế là ứng dụng thanh toán di động Trung Quốc được sử dụng rộng rãi nhất.

WeChat Pay, được tích hợp liền mạch vào hệ sinh thái WeChat phổ biến tại Trung Quốc, cũng có cơ sở người dùng khổng lồ với hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

Sự thống trị gần như tuyệt đối của Alipay và WeChat Pay trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số đã tạo ra một cơ sở hạ tầng thanh toán cực kỳ hiệu quả và tiện lợi. Sự chấp nhận rộng rãi và mức độ quen thuộc cao với hai nền tảng này đã tạo ra một môi trường thanh toán đáng tin cậy, giảm đáng kể các rào cản đối với hoạt động thương mại điện tử.

Thứ ba, chính phủ Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử thông qua các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế số.

Trung Quốc đã triển khai một loạt chính sách ưu đãi thuế và thủ tục hải quan đơn giản hóa, đặc biệt tại các khu thương mại tự do như Thượng Hải, Hải Nam và Tân Cương được hưởng loạt ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và dễ dàng mở rộng thị trường quốc tế.

Tháng 8/2023, Bộ Tài Chính Trung Quốc tiếp tục khẳng định cam kết hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách công bố chính sách thuế VAT ưu đãi, giảm từ 3% xuống 1% cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và hộ kinh doanh cá thể. Những động thái này đã giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp thương mại điện tử đầu tư vào phát triển sản phẩm và dịch vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Sự hỗ trợ nhất quán và chủ động mà chính phủ Trung Quốc thể hiện thông qua việc thực hiện các chính sách có mục tiêu và xây dựng các kế hoạch chiến lược quốc gia đã đóng một vai trò then chốt trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi và cho phép sự tăng trưởng và phát triển bền vững của thương mại điện tử trên nhiều lĩnh vực và khu vực địa lý khác nhau trong nước.

Thứ tư, hệ thống logistics của Trung Quốc không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh và hiệu quả. Năm 2024, ngành chuyển phát nhanh Trung Quốc xử lý hơn 150 tỷ bưu kiện, một con số ấn tượng phản ánh năng lực vận hành khổng lồ. Để tối ưu hóa quy trình, Trung Quốc đẩy mạnh ứng dụng AI, robot và IoT, giúp nâng cao khả năng quản lý hàng tồn kho, tự động hóa kho bãi và tối ưu tuyến đường giao hàng.

Dữ liệu từ MOT trong năm 2024 đã cho thấy rõ ràng xu hướng giao hàng bằng máy bay không người lái và robot, với dự kiến đạt 2,7 triệu bưu kiện được vận chuyển trên toàn quốc. Thêm vào đó, Viện Công Nghiệp số Linksum dự báo quy mô thị trường logistics thông minh tại Trung Quốc có tiềm năng rất lớn, ước tính từ 120 đến 150 tỷ nhân dân tệ vào năm 2025.

Temu và 1688, hai “gã khổng lồ” trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới, đã thể hiện khả năng logistics ấn tượng khi rút ngắn thời gian vận chuyển từ kho Trung Quốc về Việt Nam xuống dưới một tuần.

Cuối cùng, không thể phủ nhận, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng với xu hướng livestream đang trở thành những “vũ khí” lợi hại, giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng một cách mạnh mẽ.

Ngoài việc, tối ưu hóa hạ tầng, các sàn TMĐT Trung Quốc còn không ngừng tung ra các chương trình giảm giá, ưu đãi hấp dẫn, biến mua sắm trực tuyến thành một “cuộc săn” hàng giá hời. Điển hình như sự kiện mua sắm lớn vào ngày 11 tháng 11 (Singles’ Day), là dịp mà các sàn TMĐT như Taobao, Tmall, Pinduoduo giảm giá mạnh, đôi khi lên đến 50%-80% cho nhiều sản phẩm.

Bên cạnh đó, Pinduoduo tạo dấu ấn với mô hình “mua chung giá rẻ”, kích thích người tiêu dùng tham gia nhóm mua để nhận ưu đãi càng nhiều người mua giá càng giảm. Song song đó, các sàn TMĐT liên tục triển khai các hình thức khuyến mãi đa dạng như: phát hành mã giảm giá, phiếu quà tặng, hoàn tiền, tạo điều kiện tối ưu hóa chi phí cho người mua. Những chính sách này không chỉ giúp các sàn TMĐT tăng trưởng doanh thu mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó, livestream bán hàng đang trở thành xu hướng chủ đạo, giúp người tiêu dùng có cái nhìn trực quan về sản phẩm. Các KOL/KOC nổi tiếng thường xuyên tổ chức livestream với nội dung kiểm tra và đánh giá sản phẩm ngay trên sóng trực tiếp, tạo niềm tin cho khách hàng. Đáng chú ý, Trung Quốc còn triển khai các chương trình đào tạo livestream miễn phí, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ livestream bán hàng đã đạt 1.270 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 176,9 tỷ USD), với hơn 110 triệu chương trình livestream được thực hiện.

2.3. Thương mại điện tử Trung Quốc: Đế chế vững chắc nhưng không miễn nhiễm với những thách thức

Thị trường TMĐT Trung Quốc đang giữ vị trí thống trị toàn cầu. Tuy nhiên, quy mô khổng lồ không đồng nghĩa với sự miễn nhiễm trước những thách thức. Sự bão hòa tiềm năng ở các thành phố lớn, cùng với các yếu tố cạnh tranh và pháp lý, có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng trong tương lai so với mức trung bình toàn cầu.

Thị trường TMĐT Trung Quốc đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Alibaba và JD.com, dù chiếm khoảng 69% thị phần (theo DBS, 2024), vẫn đang phải đối mặt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của những nền tảng giá rẻ như Pinduoduo và Douyin. Trong quý 3/2023, PDD Holdings ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng 123%, nhờ sự bùng nổ của sàn TMĐT quốc tế Temu và nền tảng nội địa Pinduoduo.

Với chiến lược giảm giá sâu và liên tục, Pinduoduo đã thu hút một lượng lớn người tiêu dùng, nhưng đồng thời tạo ra những thách thức đáng kể cho các thương hiệu cao cấp như L’Oreal và Estee Lauder. Điều này cũng buộc các “ông lớn” như Alibaba phải tăng cường ưu đãi, tăng gấp đôi mức chiết khấu và khuyến mãi để giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, biên lợi nhuận của các nền tảng sẽ ngày càng bị bào mòn, đe dọa sự bền vững của thị trường.

Cạnh tranh trong TMĐT không còn giới hạn trong biên giới quốc gia. Các sàn TMĐT Trung Quốc đang mở rộng mạnh mẽ ra thị trường quốc tế, nhưng cũng phải đối mặt với những đối thủ sừng sỏ như Amazon. Sự hiện diện của Amazon tại Trung Quốc với danh mục sản phẩm đa dạng, chất lượng cao tạo ra áp lực lớn, buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải liên tục đổi mới để duy trì lợi thế.

Tốc độ giao hàng và chi phí vận chuyển cũng trở thành bài toán cấp bách. Để giải quyết, Trung Quốc đã cho ra mắt TP1000 – máy bay không người lái đầu tiên có khả năng vận chuyển hơn 1 tấn hàng hóa, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động thương mại trong năm tới. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc luôn trong trạng thái “Wartime”, liên tục tìm cách thích nghi và mở rộng thị phần.

Đặc biệt sắp tới đây, BambuUP – nền tảng Đổi Mới Sáng Tạo, đã và đang có những chương trình GLOBAL UNLOCK, mở ra cơ hội đột phá cho 20 doanh nghiệp. Chương trình sẽ đưa các doanh nghiệp đến Thâm Quyến, “thủ phủ công nghệ” của Trung Quốc, và Quảng Châu, một trong ba trung tâm kinh tế trọng điểm.

Không chỉ mang đến giá trị về học tập, khám phá, kết nối, định hình tư duy lãnh đạo “Wartime CEO” mà còn được thực chiến mở đường cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam vươn mình ra thế giới.

Bên cạnh những khó khăn đã đề cập, thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc còn phải đối mặt với những thách thức đáng kể từ các chính sách “đanh thép” của chính phủ Mỹ. Sự bành trướng mạnh mẽ của Shein và Temu tại thị trường Mỹ đang vấp phải sự giám sát chặt chẽ, đặc biệt là việc xem xét bãi bỏ quy định “de minimis”. Quy định này hiện cho phép hàng hóa có giá trị dưới 800 USD từ Trung Quốc được miễn thuế nhập khẩu. Nếu bị hủy bỏ, chi phí xuất khẩu sang Mỹ của các nền tảng như Shein và Temu dự kiến sẽ tăng lên đáng kể.

Không dừng lại ở đó, Mỹ cũng áp thuế bổ sung 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và siết chặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ. Những động thái này đã tác động mạnh đến doanh số: theo Bloomberg Second Measure, chỉ trong vòng 5 ngày sau khi thuế nhập khẩu mới có hiệu lực (5/2/2024), doanh số Shein tại Mỹ giảm từ 16-41%, trong khi Temu giảm tới 32%. Để đối phó, các nền tảng này đang điều chỉnh chiến lược, xây dựng mạng lưới người bán có kho hàng tại Mỹ và áp dụng mô hình “Nửa quyền sở hữu” để tối ưu hóa quản lý sản phẩm.

Những áp lực về giá và lợi nhuận cũng đang đè nặng lên các sàn TMĐT. Chiến lược giảm giá liên tục có thể thu hút khách hàng nhưng lại đặt ra bài toán nan giải về lợi nhuận. Nếu người tiêu dùng dần hình thành thói quen mua hàng giá rẻ, việc tăng giá trong tương lai sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cô Lin – một chủ cửa hàng TMĐT bán tã trên Pinduoduo, than phiền: “Nền tảng cứ liên tục nhắc tôi giảm giá. Nếu giảm thêm nữa, tôi chẳng còn lời.”

Xu hướng này có thể dẫn đến làn sóng doanh nghiệp rời bỏ sàn TMĐT để xây dựng “đế chế” riêng, hay còn gọi là “Private Domain Traffic”. Bằng cách này, các cửa hàng có thể kiểm soát dữ liệu khách hàng và tránh phụ thuộc quá nhiều vào các nền tảng TMĐT lớn.

Ngoài ra, giảm giá sâu có thể làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng sản phẩm. Khi mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng thường đặt câu hỏi: “Liệu sản phẩm này có đảm bảo chất lượng không?”. Đặc biệt, với các giao dịch xuyên biên giới, quy trình khiếu nại và trả hàng có thể phức tạp và mất nhiều thời gian.

Theo báo cáo từ Search Engine Journal, 96% khách hàng tìm kiếm đánh giá tiêu cực trước khi mua hàng và 99% người mua sắm trực tuyến tham khảo đánh giá sản phẩm. Nếu các sàn TMĐT không kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, họ có thể mất niềm tin từ người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng dài hạn.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với áp lực giảm phát kéo dài, với lạm phát tiêu dùng chỉ đạt 0,2% trong hai năm qua (2023-2024). Thêm vào đó, năng lực sản xuất khổng lồ của “công xưởng thế giới” Trung Quốc, đang vượt mức mà thị trường nội địa và quốc tế có thể hấp thụ. Tính đến quý 3/2024, hơn 23% công ty niêm yết tại Trung Quốc báo lỗ, tăng so với mức 20% năm 2023. Khi kinh tế suy giảm, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu, tác động tiêu cực đến doanh thu của các sàn TMĐT như Alibaba và JD.com.

Tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ của Trung Quốc đang chậm lại (Nguồn: Internet)

Tóm lại, thương mại điện tử Trung Quốc vẫn là một thế lực lớn trên toàn cầu, nhưng không còn là sân chơi dễ dàng như trước. Các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ cạnh tranh khốc liệt, chính sách quốc tế đến bài toán lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Những thách thức này không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, các cuộc chiến về giá có thể trở nên trầm trọng hơn do cạnh tranh khốc liệt và ảnh hưởng đến khả năng của các nền tảng trong việc đầu tư vào các biện pháp bảo mật dữ liệu tốt hơn hoặc các hoạt động bền vững. Tương tự, những thay đổi trong quy định có thể ảnh hưởng đến bối cảnh cạnh tranh và chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp.

Điều quan trọng là phải liên tục đổi mới, tối ưu hóa chi phí, xây dựng niềm tin với người tiêu dùng và mở rộng chiến lược kinh doanh một cách bền vững để thích nghi với sự thay đổi không ngừng của thị trường.

3. Yếu tố công nghệ đột phá AI, Metaverse, IoT thúc đẩy TMĐT Trung Quốc

Để tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu và vượt qua những thách thức, Trung Quốc đặc biệt chú trọng vào việc phát triển và ứng dụng các công nghệ đột phá trong lĩnh vực thương mại điện tử như AI, Metaverse và IoT.

3.1. IoT chìa khóa giúp JD.com dẫn đầu cuộc đua giao hàng siêu tốc

Trong cuộc đua giao hàng siêu tốc, JD.com – gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc – đã vươn lên dẫn đầu nhờ ứng dụng mạnh mẽ Internet vạn vật (IoT) vào chuỗi cung ứng và logistics. Không chỉ tối ưu tốc độ xử lý đơn hàng, JD.com còn xây dựng một hệ sinh thái logistics tự động hóa gần như hoàn toàn, từ kho thông minh, xe tự hành đến hệ thống phân loại hàng siêu chính xác.

Kho bãi của JD kết hợp công nghệ IoT (Nguồn: Internet)

Mỗi ngày, JD xử lý hàng triệu SKU (Đơn vị lưu kho), một thách thức khổng lồ với bất kỳ hệ thống logistic nào. Nếu như trước đây, việc phân loại hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn do: túi đựng hàng cồng kềnh, không đồng đều… Thì nay, với túi nhựa thông minh tích hợp IoT đã giải quyết triệt để vấn đề này.

Không cần đến mã vạch truyền thống, túi nhựa thông minh có thể được nhận diện và phân loại tự động, giảm thiểu sai sót và tăng tốc độ xử lý đơn hàng gấp 5 lần, đạt độ chính xác lên đến 99,99%. Mỗi kiện hàng đều được theo dõi vị trí, nội dung và trạng thái theo thời gian thực, giúp hệ thống định tuyến tự động và chuyển hàng nhanh nhất đến khu vực phân phối.

Công nghệ này đã chứng minh hiệu quả vượt trội, đặc biệt vào Ngày Độc Thân 11/11, khi có đến 92% đơn hàng được giao trong vòng 24 giờ. Bên cạnh đó, IoT cũng được tích hợp vào các xe AGV (Automated Guided Vehicle), giúp vận chuyển toàn bộ kệ hàng đến khu vực đóng gói hàng hóa của công nhân, tối ưu hóa thời gian và tăng hiệu suất phân loại hàng.

Không dừng lại ở đó, JD.com còn tiên phong triển khai đội xe giao hàng tự động, sự kết hợp hài hòa giữa Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT). Cốt lõi của những robot giao hàng này là hệ thống lái tự động do chính JD.com phát triển, ứng dụng AI và IoT để xe có thể tự vận hành, kết nối, thu thập và truyền tải dữ liệu cảm biến theo thời gian thực.

Nhờ nền tảng quản lý thông minh, JD.com có thể giám sát và điều khiển từ xa nhiều xe tự hành cùng lúc. Đặc biệt, một giám sát viên có thể xử lý tình huống bất ngờ cho 50 xe tự hoạt động, và theo tiến sĩ Kong, con số này có thể tăng lên gấp 100 khi công nghệ tiếp tục cải tiến.

Đặc biệt, với hơn 400 bằng sáng chế trong lĩnh vực giao hàng không người lái, JD.com đã chứng minh rằng, họ không chỉ tập trung vào việc tăng tốc độ giao hàng mà còn đang xây dựng một hệ sinh thái logistics thông minh, nơi trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT) được kết nối chặt chẽ và hiệu quả.

Kỷ nguyên mới của giao hàng tự động chính là sự kết hợp mạnh mẽ giữa trí tuệ nhân tạo, mang lại khả năng nhận thức và điều hướng thông minh cho các phương tiện từ hệ thống Internet of Things. Đã giúp JD kiến tạo một giải pháp giao hàng tự động đột phá, mở ra chương mới cho lĩnh vực logistics thông minh và đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh, thúc đẩy sự phát triển ngành thương mại điện tử.

3.2. “Cơn bão” AI trên Douyin: Doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược tiếp cận KOL/KOC?

Sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) đang viết lại luật chơi trên các nền tảng trực tuyến, và Douyin “ông lớn” video ngắn với 880 triệu người dùng hoạt động hàng tháng (tính đến tháng 1/2025), không nằm ngoài cuộc chơi này.

ByteDance, công ty mẹ của Douyin, đang đẩy mạnh tích hợp AI vào nền tảng, mở ra một kỷ nguyên mới của tương tác người dùng. Một trong những động thái quan trọng là việc đưa chatbot AI Doubao vào ứng dụng, cho phép người dùng tương tác trực tiếp với Doubao trong mục tin nhắn, tạo ra một kênh giao tiếp AI liền mạch.

Bên cạnh đó, Douyin cũng đang thử nghiệm dự án “V Project”, giới thiệu các avatar ảo được hỗ trợ bởi AI có khả năng livestream 24/7. Các avatar này được vận hành bởi mô hình AI lớn Doubao và được thiết kế để mô phỏng tính cách của người tạo ra chúng. Sau quá trình thử nghiệm, tính năng này đã chính thức ra mắt vào tháng 11/2024, mở ra khả năng tương tác liên tục với người dùng.

Những động thái trên nằm trong xu hướng chung của các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, hướng tới việc đẩy mạnh tích hợp AI vào hệ sinh thái nền tảng của mình. Các chuyên gia nhận định rằng việc tích hợp AI sâu rộng này sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng. Vậy, những thay đổi này có ý nghĩa gì đối với chiến lược kinh doanh trên Douyin hay Tiktok, đặc biệt là trong việc hợp tác với KOL/KOC?

Chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Doubao ( Nguồn: Internet)

Những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp:

Cuộc chiến giành sự chú ý: Sự xuất hiện của các avatar AI hoạt động liên tục 24/7, có thể thu hút một lượng lớn người xem, đặc biệt là với các nội dung giải trí hoặc cung cấp thông tin cơ bản. Đều này đặt ra áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các KOL/KOC cũng như doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng.

Thay đổi trong hành vi tương tác của người dùng: Chatbot AI như Doubao mang đến trải nghiệm trò chuyện tức thì và tiện lợi, có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng một cách nhanh chóng. Điều này có thể khiến một số tương tác truyền thống với KOL/KOC trở nên ít cần thiết hơn trong các tình huống đơn giản.

Đòi hỏi chiến lược nội dung linh hoạt: Doanh nghiệp cần cân nhắc việc kết hợp nội dung do KOL/KOC tạo ra, với các hình thức nội dung được hỗ trợ hoặc tạo ra bởi AI để tối ưu hóa hiệu quả và chi phí. Các công cụ AI có thể được sử dụng để tạo nội dung cho mạng xã hội, bao gồm cả văn bản và hình ảnh, cũng như tạo hashtag cho một bài đăng. Tại Trung Quốc, các buổi livestream có sự tham gia của những người có ảnh hưởng ảo do AI hỗ trợ đang thu hút sự chú ý lớn.

AI có thể thay thế một phần vai trò của KOL/KOC: Các nhà cung cấp như Baidu và Silicon Intelligence tuyên bố có thể tạo ra những người dẫn chương trình livestream ảo chỉ trong vài phút. Điều này cho thấy AI có khả năng thay thế hoặc bổ sung cho KOL/KOC trong một số hoạt động tương tác trực tiếp.

Những cơ hội mới cho doanh nghiệp có thể khai thác:

Mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng 24/7: Việc sử dụng avatar AI có thể giúp doanh nghiệp duy trì sự hiện diện liên tục trên nền tảng, tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi, vượt ra ngoài giới hạn thời gian của các phiên livestream truyền thống.

Tối ưu hóa chi phí tiếp thị: Trong một số trường hợp, việc sử dụng các công cụ AI có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với việc thuê KOL/KOC cho các hoạt động tương tác cơ bản hoặc các nội dung mang tính lặp lại.

Nâng cao hiệu quả tương tác: Chatbot AI có thể được sử dụng để trả lời nhanh chóng các câu hỏi thường gặp của khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm và hỗ trợ bán hàng một cách hiệu quả. Nghiên cứu của Glassix cho thấy chatbot AI có thể giải quyết các vấn đề nhanh hơn 18% với tỷ lệ thành công là 71%.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: AI có khả năng phân tích dữ liệu người dùng để cung cấp các tương tác và đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa, tăng cường sự gắn kết và khả năng chuyển đổi.

Sự bùng nổ AI trên Douyin không chỉ đặt ra thách thức mà còn mang đến cơ hội để doanh nghiệp thích ứng và phát triển. Thay vì xem AI là đối thủ, doanh nghiệp nên chủ động tích hợp công nghệ này vào chiến lược tiếp thị và bán hàng.

Một hướng đi hiệu quả là kết hợp giữa yếu tố con người và AI trong các phiên livestream. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng AI để hỗ trợ trả lời tự động, xử lý các câu hỏi đơn giản, trong khi KOL/KOC tập trung vào các tương tác sâu hơn với khách hàng. Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, giảm tải cho KOL/KOC và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như Douyin, sự đổi mới là chìa khóa để bứt phá. Doanh nghiệp nào biết tận dụng AI một cách thông minh, kết hợp linh hoạt với chiến lược nội dung của mình, chắc chắn sẽ chiếm ưu thế và gặt hái thành công.

3.3. Alibaba “thành phố” của 3 siêu công nghệ “AI, Meta, Blockchain”

Không chỉ Douyin, tập đoàn Alibaba cũng đang đi đầu trong việc tích hợp đồng bộ nhiều công nghệ tiên tiến như Trí tuệ Nhân tạo (AI), Metaverse (Thực tế Tăng cường – AR) và tiềm năng chưa được khai thác đầy đủ của Blockchain vào hệ sinh thái thương mại điện tử của mình.

Mô hình trí tuệ nhân tạo Qwen của Alibaba Group (Nguồn: Internet)

Alibaba đang đầu tư mạnh mẽ vào AI, coi đây là nền tảng để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra trải nghiệm vượt trội cho khách hàng. Chủ tịch Zhang của Alibaba đã khẳng định rằng “Khi người bán nhận thấy các hoạt động kinh doanh trở nên dễ quản lý hơn và các công cụ AI mang lại hiệu suất vượt trội, họ sẽ sẵn sàng để AI đảm nhận những phần việc đó”.

Dự án Aidge (AI for Digital and Global Entrepreneurship) hay dự án công cụ tìm kiếm AI Accio được ra mắt và tháng 11 năm 2024 của Alibaba là một ví dụ điển hình về việc ứng dụng AI để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và giảm chi phí cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Dựa trên các mô hình AI tiên tiến, Aidge và AI Aciio cung cấp các API hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh quan trọng như:

Thông tin khách hàng: Phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của người tiêu dùng, hay nhờ vào tính năng “cảm hứng” của Accio đã góp phần tăng gần 30% số người dùng gửi yêu cầu báo giá tới các thương nhân.

Địa phương hóa nội dung: Tự động hóa việc điều chỉnh nội dung theo từng thị trường và ngôn ngữ, giúp xóa bỏ rào cản, mở đường cho việc tiếp cận thị trường toàn cầu. Khả năng giải đáp thắc mắc bằng tiếng Pháp, tiếng Đức và nhiều ngôn ngữ khác giúp tăng cường sự tin tưởng cho cả người mua và người bán trong các giao dịch quốc tế quy mô lớn.

Thiết kế và dịch vụ khách hàng: Cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua các giải pháp hỗ trợ thông minh.

AI trở thành một công cụ giúp đơn giản hóa hoạt động toàn cầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) giải quyết những thách thức về ngôn ngữ, chi phí tiếp thị và nguồn nhân lực. Công ty đang tận dụng hạ tầng thương mại điện tử sẵn có để phát triển các sản phẩm AI riêng, như dự án Qwen, và đồng thời hỗ trợ các công ty AI khác tại Trung Quốc.

Sự hợp tác với Apple cũng cho thấy năng lực và tầm ảnh hưởng của Alibaba trong lĩnh vực AI. Trong năm 2025, Alibaba mong muốn sẽ áp dụng 100% công nghệ AI vào thương mại điện tử vì thế họ đã xây dựng một đế chế ngôn ngữ riêng cho mình là Qwen 2.5-Max phiên bản mới nhất năm 2025. Mô hình này được tuyên bố là vượt trội hơn cả DeepSeek lẫn Chat GPT vì khả năng đa dạng không chỉ hiểu ngôn ngữ văn bản mà Qwen có khả năng xử lý hình ảnh, âm thanh, lập trình và cả toán học.

Alibaba đang tích cực ứng dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm thông qua các thuật toán học máy và phân tích dữ liệu. Điều này giúp cung cấp các gợi ý sản phẩm phù hợp, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy doanh số. AI cũng đang được khai thác để tối ưu hóa logistics và quản lý hàng tồn kho, hướng đến mục tiêu giao hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn/

Ứng dụng Metaverse của Alibaba vào các ngành (Nguồn: Internet)

Song song đó, Alibaba cũng mở rộng tương tác và trải nghiệm mua sắm đa chiều cho người tiêu dùng. Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng cho Metaverse, với sự quan tâm và mức độ hiểu biết cao từ người dùng. Việc mua sắm trực tuyến nhờ công nghệ AR và VR đang ở mức 22%. Trong một cuộc khảo sát gần đây của IPSOS về thực tế mở rộng (XR) một cụm từ toàn diện bao gồm thực tế tăng cường AR, thực tế ảo VR và thực tế hỗn hợp MR đã cho thấy có 78% công dân Trung Quốc có cái nhìn tích cực về XR. Con số này vượt quá mức trung bình toàn cầu là 28%.

Alibaba đã sớm thể hiện sự quan tâm đến metaverse thông qua việc triển khai các công nghệ thực tế mở rộng (XR), 3D và sử dụng các người ảnh hưởng ảo (Virtual Influencers) trong khuôn khổ Lễ hội Mua sắm Toàn cầu 11.11. Trong sự kiện này đã có hơn 70 thương hiệu đã mang đến gần 700 sản phẩm có hỗ trợ XR, nơi người dùng có thể dạo bước trên một con phố mua sắm ảo bằng. Theo ông Bo Leifeng, Giám đốc Phòng thí nghiệm XR tại DAMO Academy, Alibaba tin rằng công nghệ XR có thể cách mạng hóa xu hướng tiêu dùng trực tuyến và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các thương hiệu.

Nền tảng mua sắm xa xỉ Tmall Luxury Pavilion của Alibaba cũng đã tạo ra một người ảnh hưởng ảo mang tên Timo. Nhân vật này sẽ quản lý và tổ chức các triển lãm trên nền tảng, bao gồm cả các buổi trưng bày bộ sưu tập kỹ thuật số 3D từ các thương hiệu xa xỉ. Dữ liệu từ Tmall Luxury Pavilion cho thấy doanh số bán hàng hóa xa xỉ với các tính năng 3D và AR đã tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước, và người tiêu dùng cũng dành gấp đôi thời gian để xem các sản phẩm này.

Alibaba Cloud đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ cho metaverse. Theo Alibaba Cloud, metaverse là thế hệ tiếp theo của internet, dựa trên thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR). Alibaba Cloud đã xác định bốn trụ cột công nghệ của metaverse: Xây dựng Holographic (Holographic Construction), Mô phỏng Holographic (Holographic Simulation), Tích hợp Thực tế Ảo (Virtuality-Reality Integration) và liên kết thực tế ảo (Virtuality-Reality Linkage).

Tương tự như các thị trường và ngành nghề khác, Metaverse cũng đối mặt với những thách thức và khó khăn riêng. Để phát triển các thế giới ảo đòi hỏi đầu tư đáng kể về phần cứng , phần mềm lẫn cả cơ sở hạ tầng. Rào cản công nghệ từ các thiết bị AR/VR hiện tại khả đắt đỏ và chưa đủ thân thiện với người dùng dể đạt được sự chấp thuận hàng loạt. Thế giới ảo như một tấm gương phản chiếu của thế giới thực thế nên việc có quá nhiều người dùng điều khiển cũng sẽ là một thách thức để đảm bảo an ninh trong hệ sinh thái phi tập trung.

Việc ứng dụng Metaverse vào các hoạt động như nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng kỹ thuật số nhập vai hoặc phát triển sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các thử nghiệm ảo, từ đó tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu rủi ro.

Ngoài các yếu tố giúp thúc đẩy bán hàng hay tăng tương tác người dung thì công nghệ Blockchain là giải pháp then chốt mang lại sự minh bạch, an toàn và hiệu quả cho nhiều ngành công nghệp. Alibaba cũng không nằm ngoài sự tham gia vào công nghệ này. Ngày 16 tháng 3 năm 2020 đánh dấu bước tiến quan trọng của Alibaba khi họ tích hợp hệ thống Blockchain vào nền tảng thương mại điện tử nhập khẩu Koala, nhằm tăng cường tính minh bạch và khả năng theo dõi cho hàng hóa tiêu dùng.

Giờ đây, người mua hàng trực tuyến trên Koala có thể dễ dàng tra cứu thông tin logistics chi tiết của sản phẩm đã mua bằng cách quét mã QR thông qua ứng dụng Alipay. Kế hoạch đầy tham vọng của Koala là tiếp tục mở rộng việc áp dụng blockchain cho các nhà bán hàng trên nền tảng và các dịch vụ gửi thư trực tiếp từ nước ngoài, hướng tới mục tiêu bao phủ 62 quốc gia và khu vực với 2.897 danh mục sản phẩm và 7.432 thương hiệu.

Đại diện Alibaba chia sẻ rằng việc ứng dụng công nghệ blockchain vào nền tảng thương mại điện tử nhập khẩu có thể giải quyết những “điểm nghẽn” truyền thống của ngành, bao gồm khó khăn trong việc theo dõi, sự không khớp giữa thông tin hàng hóa và logistics, cũng như sự mơ hồ trong việc xác định trách nhiệm trong chuỗi cung ứng.

Theo ông Zhao Jiechen, quản lý chuỗi cung ứng của Koala có ý nghĩa lớn nhất giúp người tiêu dùng biết được nguồn gốc, quá trình vận chuyển và vị trí hiện tại của hàng hóa, đồng thời sử dụng công nghệ để thông tin minh bạch hơn.

4. Xu hướng mới của Thương mại điện tử Trung Quốc

Thương mại điện tử tại Trung Quốc đang trải qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ nhờ vào sự phát triển công nghệ mà còn bởi sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng.

Các ông lớn như Alibaba, JD.com và Douyin không ngừng tiên phong áp dụng những đổi mới để mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu. Đồng thời, tính bền vững cũng trở thành một yếu tố cốt lõi, giúp ngành này phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được trách nhiệm với xã hội và môi trường.

BambuUP đóng vai trò là cầu nối đổi mới sáng tạo, kết nối doanh nghiệp với các nguồn lực phù hợp từ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước. Bằng cách thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ mới, BambuUP hỗ trợ các tập đoàn và công ty khởi nghiệp triển khai các giải pháp bền vững một cách hiệu quả, đồng thời tạo ra những tác động tích cực đến môi trường.

Những xu hướng thương mại điện tử tại Trung Quốc

Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử xanh đang ngày càng được ưu tiên tại Trung Quốc, với trọng tâm là tính bền vững trong mọi khía cạnh. Các “ông lớn” như Alibaba và JD.com đang tích cực triển khai hàng loạt sáng kiến thiết thực như: sử dụng năng lượng tái tạo trong vận hành, giảm thiểu tối đa chất thải đóng gói thông qua vật liệu tái chế, đến việc áp dụng hệ thống giao hàng thân thiện với môi trường bằng xe điện và nỗ lực giảm lượng khí thải carbon trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Xu hướng này không chỉ đáp ứng tiếng gọi ngày càng mạnh mẽ từ cộng đồng người tiêu dùng có ý thức về môi trường mà còn hoàn toàn phù hợp với những định hướng chính sách xanh mà chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy.

Đồng thời, dữ liệu lớn (Big Data) đang đóng vai trò then chốt trong việc cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Tmall, nền tảng thuộc Alibaba, đã áp dụng công nghệ này để ra mắt Cửa Hàng Flagship 2.0 – nơi mà từng khách hàng sẽ thấy những sản phẩm phù hợp nhất với sở thích của họ. Việc tùy chỉnh nội dung, bố cục cửa hàng và đề xuất sản phẩm theo hành vi mua sắm giúp thương hiệu nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng lòng trung thành.

Không dừng lại ở đó, sự bùng nổ của thương mại bằng giọng nói cũng đang thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận mua sắm trực tuyến. Tencent đã tích hợp trợ lý giọng nói AI vào WeChat, cho phép người dùng đặt hàng chỉ bằng khẩu lệnh. Khi công nghệ này ngày càng hoàn thiện, việc tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm bằng giọng nói sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng.

Ngoài khu vực đô thị, thương mại điện tử nông thôn cũng đang được chú trọng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm kết nối các vùng xa xôi với thị trường trực tuyến, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng này. Các nền tảng như Pinduoduo và JD.com đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng, triển khai các dự án như Duo Duo Farms và JD Farm để hỗ trợ nông dân và nhà sản xuất địa phương.

Cùng với đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của thương mại điện tử. Theo dự đoán, đến năm 2025, hơn 60% doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ ứng dụng AI để tối ưu hóa sản xuất và vận hành.

Một khảo sát của Bain trên 500 thương gia sử dụng các nền tảng thương mại điện tử tại Trung Quốc cho thấy, có tới 56% trong số họ ghi nhận tác động tích cực đáng kể của công cụ AI lên năng suất, trong khi 39% nhận thấy mức giảm chi phí hoạt động ấn tượng.

Không chỉ giới hạn ở thị trường nội địa, các tập đoàn Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tận dụng AI để dự báo xu hướng tiêu dùng của người Việt và các thị trường khác, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Hơn nữa, AI còn có tiềm năng trở thành một “nhà sản xuất cá nhân”, có khả năng thiết kế sản phẩm tùy chỉnh dựa trên dữ liệu người dùng, mở ra cơ hội tạo ra những sản phẩm đáp ứng sát nhu cầu và sở thích riêng của từng khách hàng.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, JD.com lại chọn một hướng đi khác biệt khi tập trung vào thị trường hàng cao cấp. Thay vì chạy đua giảm giá, JD.com đã hợp nhất nền tảng Toplife với Farfetch China, mở rộng cơ hội tiếp cận hơn 1.000 thương hiệu xa xỉ cho 300 triệu khách hàng. Chiến lược này phản ánh sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc, khi một bộ phận sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để đảm bảo chất lượng và trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Đây không chỉ là một sự hợp tác đơn thuần mà còn là một cuộc cách mạng, cho phép JD.com mang đến trải nghiệm mua sắm hàng xa xỉ “end to end” hoàn hảo. Điều này có thể định hình xu hướng mua sắm trong tương lai, khi người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu đa dạng, trong đó một phân khúc sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm cao cấp để đảm bảo chất lượng và trải nghiệm vượt trội. Đặc biệt ở các thị trường như Trung Quốc, sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập cá nhân đã tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng mới có khả năng tài chính cho những mặt hàng xa xỉ.

Cuối cùng, thương mại điện tử xuyên biên giới đang trở thành một động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Vốn đã là thị trường thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu, chiếm tới một phần ba thị phần, Trung Quốc đang ngày càng khẳng định tầm ảnh hưởng quốc tế thông qua các nền tảng quen thuộc như AliExpress, JD.com, cùng những “ngôi sao mới nổi” đầy tiềm năng như Temu và Shein.

Đồng hành cùng sự phát triển xuyên biên giới, chính phủ Trung Quốc đang có những động thái hỗ trợ tích cực. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng logistics, khuyến khích xây dựng hệ thống kho vận ở nước ngoài, và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới là những minh chứng rõ ràng cho sự quan tâm này. Sự lớn mạnh của thương mại điện tử không chỉ củng cố vị thế của Trung Quốc trên bản đồ kinh tế thế giới mà còn tạo ra hàng triệu việc làm mới và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới sáng tạo công nghệ.

Những xu hướng tiên phong của thương mại điện tử Trung Quốc bắt nguồn từ sự sáng tạo không ngừng nghỉ, yếu tố then chốt giúp “Con rồng Châu Á” giữ vững vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực TMĐT.

Từ AI, Big Data đến thương mại điện tử xanh và TMĐT xuyên biên giới, các xu hướng này không chỉ định hình tương lai ngành mà còn mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp toàn cầu. Việc theo kịp và ứng dụng những thay đổi này sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa tiềm năng của nền kinh tế số trong kỷ nguyên mới.

5. Thách thức khi doanh nghiệp Việt Nam áp dụng

Sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử Trung Quốc, được thúc đẩy bởi những xu hướng công nghệ và những chính sách tiên tiến, mang đến nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, để có thể tận dụng những cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đối mặt và vượt qua những thách thức riêng biệt trong bối cảnh của thị trường và hạ tầng trong nước.

Trước tiên, về hạ tầng và kỹ thuật, dù Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về Internet và thiết bị di động, nhưng hạ tầng công nghệ vẫn chưa đồng bộ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi, gây khó khăn trong việc triển khai các công nghệ như AI, IoT hay VR/AR.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn thiếu hụt, trong khi chi phí đầu tư ban đầu cho các công nghệ mới lại khá cao, trở thành rào cản lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Đồng thời, nguy cơ tấn công mạng, rò rỉ dữ liệu ngày càng gia tăng, đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp bảo mật chặt chẽ để bảo vệ thông tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Không chỉ đối mặt với thách thức về kỹ thuật, hành lang pháp lý cũng là một trở ngại khi các quy định về TMĐT – đặc biệt là các lĩnh vực mới như blockchain hay tiền điện tử – vẫn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho quá trình triển khai và quản lý. Việc thiếu các cơ chế giám sát hiệu quả có thể ảnh hưởng đến tính minh bạch và quyền lợi của người tiêu dùng. Do đó, cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư vào công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam vẫn quen với thói quen mua sắm truyền thống và thanh toán bằng tiền mặt, khiến quá trình chuyển đổi sang TMĐT cần nhiều thời gian và nỗ lực. Bên cạnh đó, vấn nạn hàng giả, hàng nhái cùng với chất lượng sản phẩm không đảm bảo đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Cisco & IDC, có tới 97% doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam chưa hoàn thiện quá trình chuyển đổi số, cho thấy các doanh nghiệp vẫn còn chậm chạp trong việc chuyển đổi. Trong khi đó, thị trường TMĐT ở Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt với sự tham gia của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước. Nền tảng Shopee đang nắm giữ 60-70% thị trường thương mại điện tử Việt Nam. TikTok Shop cũng nổi lên như một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ khi vượt qua Lazada về doanh thu. Buộc các doanh nghiệp nội địa phải có chiến lược khác biệt để tồn tại và phát triển.

Không thể bỏ qua những tác động từ yếu tố văn hóa và xã hội. Khi mở rộng TMĐT xuyên biên giới, các doanh nghiệp cần vượt qua rào cản về ngôn ngữ và văn hóa để tiếp cận khách hàng quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là khả năng kể những câu chuyện hấp dẫn, thể hiện văn hóa, truyền thống và giá trị Việt Nam để thu hút người tiêu dùng quốc tế.

Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của tự động hóa và AI có thể làm giảm nhu cầu lao động trong một số ngành nghề, đặt ra những vấn đề về việc làm và an sinh xã hội. Khoảng cách số giữa các khu vực cũng là một vấn đề cần giải quyết để đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận và hưởng lợi từ TMĐT.

Tóm lại, để ứng dụng thành công các công nghệ TMĐT tiên tiến, Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Việc phát triển đồng bộ từ hạ tầng, chính sách, nguồn nhân lực đến văn hóa số sẽ là chìa khóa để tận dụng tối đa cơ hội mà công nghệ mang lại, đồng thời khắc phục những thách thức trong quá trình chuyển đổi số.

https%3A%2F%2F24hmoney.vn%2Fenterprise%2Fai-metaverse-va-iot-cong-nghe-pha-dao-giup-tmdt-trung-quoc-dan-dau-toan-cau-c58a2569452.html

Exit mobile version