Home Công nghệ AI Luật Khung về AI Hàn Quốc sẽ quản lý chặt việc sử...

Luật Khung về AI Hàn Quốc sẽ quản lý chặt việc sử dụng AI trong sản phẩm sáng tạo

0
Artificial Intelligence for interaction between players and nonplayer characters (ReLU Games)” src=”https://dbnd.1cdn.vn/2025/05/15/wimg.heraldcorp.com-news-cms-2025-05-13-_news-p.v1.20250513.22d5258d69a74aa79c4c09a9ea4e1ef8_p1.jpg” data-original=”https://dbnd.1cdn.vn/2025/05/15/wimg.heraldcorp.com-news-cms-2025-05-13-_news-p.v1.20250513.22d5258d69a74aa79c4c09a9ea4e1ef8_p1.jpg” src-mobile=”” data-file-id=”6445″/>
Ảnh chụp màn hình từ Uncover the Smoking Gun, một trò chơi điện tử sử dụng trí tuệ nhân tạo đàm thoại để tương tác giữa người chơi và nhân vật không phải người chơi (ReLU Games). Nguồn: Korea Herald

Từ công cụ phụ trợ đến yếu tố cốt lõi

Theo nghị sĩ Kang Yu-jung thuộc đảng Dân chủ, Luật khung về AI, dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 1 năm sau, buộc các nhà phát triển trò chơi điện tử phải công bố rõ ràng việc sử dụng AI trong sản phẩm của họ, kể cả chỉ một phần nhỏ trong quy trình sản xuất, sáng tạo hay vận hành. Ngoài ra, họ phải thiết lập hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến công nghệ này.

“Ngay cả việc sử dụng một phần Trí tuệ nhân tạo cũng phải được tiết lộ,” bà Kang dẫn lời cơ quan nghiên cứu của Quốc hội, đồng thời nhấn mạnh rằng việc áp dụng đạo luật sẽ được cân nhắc dựa trên mức độ tích hợp AI trong từng sản phẩm, cũng như vai trò của con người trong quá trình sáng tạo.

Theo Korea Herald, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, AI ngày nay không chỉ là công cụ hỗ trợ mà đã trở thành nhân tố trung tâm trong ngành công nghiệp trò chơi. Từ việc điều khiển hành vi nhân vật không phải người chơi (NPC), tự động điều chỉnh độ khó phù hợp với từng người chơi, cho đến khả năng tạo ra đối thoại tức thời và mạch truyện tương tác, AI đang làm thay đổi cách người chơi trải nghiệm game.

Một ví dụ nổi bật là trò chơi Uncover the Smoking Gun của ReLU Games – phát hành năm 2024 – nơi người chơi có thể tương tác trực tiếp với nhân vật thông qua hệ thống AI đàm thoại. Những cuộc trò chuyện này không được lập trình sẵn mà do AI tạo ra theo thời gian thực, mang lại trải nghiệm mới mẻ và sống động chưa từng có.

Tuy nhiên, với luật mới, không chỉ những tính năng AI có thể thấy rõ mới bị ràng buộc. Các sản phẩm có sử dụng hình ảnh, âm thanh, video hay mô hình 3D do AI tạo ra – thậm chí chỉ trong giai đoạn tiền kỳ như thiết kế ban đầu – cũng bị xếp vào diện “sản phẩm AI”. Nhà phát triển hoặc nhà phát hành của các sản phẩm này có thể được coi là thuộc ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo.

Một nội dung quan trọng trong luật là điều khoản thành lập Quỹ Tín thác AI, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân sáng tạo và tổ chức giáo dục ứng dụng AI một cách có trách nhiệm.

Căng thẳng giữa sáng tạo con người và công nghệ

Sự can thiệp ngày càng sâu rộng của AI đang làm mờ ranh giới giữa công nghệ và sáng tạo nghệ thuật truyền thống. Các tác phẩm âm nhạc, phim ảnh, trò chơi hay hội họa, vốn được xem là kết quả của trí tưởng tượng và cảm xúc con người, nay có thể được tạo ra bởi các thuật toán và mô hình học sâu. Từ đây, ngành công nghiệp sáng tạo đang đối mặt với những câu hỏi lớn về bản quyền và đạo đức nghề nghiệp.

“Với việc ứng dụng AI ngày càng tăng nhanh trong trò chơi, ranh giới giữa công nghệ và lĩnh vực sáng tạo như âm thanh và hình ảnh đang bị phá vỡ”, “Khi mối quan tâm của những người sáng tạo hiện tại và kỳ vọng của ngành công nghiệp xung đột, cần phải có các chính sách bảo vệ quyền lợi, trong khi vẫn thúc đẩy đổi mới”, bà Kang cho biết.

Trước đó, luật đã được Quốc hội thông qua cuối năm ngoái và ban hành vào tháng 1 năm nay. Văn bản pháp lý này nhằm cung cấp các hướng dẫn pháp lý cho việc sử dụng AI trong ngành công nghiệp sáng tạo.

Hiệp hội Bản quyền âm nhạc Hàn Quốc mới đây đã yêu cầu các nhạc sĩ xác minh rằng họ không sử dụng AI khi sáng tác, như một cách để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả của những ca khúc do AI tạo ra. Quan điểm của hiệp hội là các bài hát do AI tạo ra không thể được cấp bản quyền, bởi nó đã làm mất đi yếu tố “sáng tạo cá nhân”- vốn là điều kiện cơ bản để một tác phẩm được bảo hộ.

Không chỉ dừng ở lĩnh vực trò chơi hay âm nhạc, các ngành công nghiệp sáng tạo khác như điện ảnh, truyền hình, truyện tranh và quảng cáo cũng đang bị cuốn vào cuộc tranh luận về ranh giới giữa AI và sáng tạo con người. Các đạo diễn và biên kịch đang đối mặt với việc AI có thể tự viết kịch bản, tạo hình nhân vật hoặc dựng cảnh quay giả lập, điều từng chỉ tồn tại trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Nhiều nhà phân tích kỳ vọng rằng luật mới sẽ không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý và đạo đức mà còn tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững, minh bạch và có trách nhiệm của công nghệ trong thời đại số. Việc đưa AI ra khỏi “vùng xám” và đặt nó dưới ánh sáng pháp lý được xem là bước tiến cần thiết, đặc biệt tại một trong những quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ cao bậc nhất châu Á.

https%3A%2F%2Fdaibieunhandan.vn%2Fluat-khung-ve-ai-han-quoc-se-quan-ly-chat-viec-su-dung-ai-trong-san-pham-sang-tao-10372526.html

Exit mobile version