Home Công nghệ AI Nghiên cứu AI tại Trung Quốc “khủng” cỡ nào?

Nghiên cứu AI tại Trung Quốc “khủng” cỡ nào?

0
Deepseek là biểu tượng mới nổi của ngành AI Trung Quốc

Kinh nghiệm tại Trung Quốc cho thấy, sở dĩ nước này trở thành “ông lớn” hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI) là nhờ chiến lược đào tạo, học tập và thu hút nhân tài hơn 40 năm qua.

Theo một nghiên cứu về nhân lực chất lượng cao toàn cầu, trong số 100 chuyên gia AI hàng đầu thế giới, có đến một nửa là người Trung Quốc đang làm việc tại Trung Quốc. Để tạo ra vài chục tinh hoa, nước này đã cử tới 1 triệu sinh viên ra nước ngoài học tập, nghiên cứu.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn tăng cường triển khai nhiều chính sách ưu đãi với các điều kiện hỗ trợ tốt nhất về nhà ở, thu nhập, điều kiện làm việc… để thuyết phục các chuyên gia có trình độ cao trở về nước. Càng ngày Trung Quốc càng mạnh mẽ vươn lên dẫn đầu thế giới về công nghệ tiên tiến.

Hơn 30.000 nhà nghiên cứu AI hiện đang hoạt động tại Trung Quốc. Chỉ riêng số lượng tiến sĩ và sau tiến sĩ cộng lại đã gấp đôi tổng số lượng nghiên cứu AI của Hoa Kỳ. Để so sánh, Hoa Kỳ có khoảng 10.000 nhà nghiên cứu, EU khoảng 20.000 và Vương quốc Anh khoảng 3.000.

Lực lượng lao động AI của Trung Quốc phần lớn còn trẻ. Điều này cho thấy nước này đang đầu tư vào năng lực dài hạn, thay vì chỉ dựa vào một vài chuyên gia nổi tiếng. Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện đang thu hút các nhà nghiên cứu AI từ Mỹ và Anh, đảo ngược xu hướng trước đó.

Năm 2024 có 156 tổ chức ở Trung Quốc đã công bố hơn 50 bài báo về AI. Các tổ chức này bao gồm các trường đại học, doanh nghiệp, bệnh viện và trung tâm nghiên cứu đặt tại các địa điểm như Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh và Quảng Châu. Hoa Kỳ có 37 tổ chức như vậy, EU có 54, và Vương quốc Anh có 19.

Năm 2024 có 60.000 bài nghiên cứu về AI trên toàn cầu được công bố, số lượng đến từ Trung Quốc bằng tổng số nghiên cứu của Hoa Kỳ, Anh và EU cộng lại. Các bài nghiên cứu này chiếm hơn 40% số trích dẫn toàn cầu vào năm 2024, cao gấp bốn lần so với Hoa Kỳ và EU; gấp 20 lần so với Vương quốc Anh.

Nhân lực ngành của Trung Quốc phần lớn rất trẻ

Từ khi Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời, Việt Nam thể hiện khát khao lớn hơn bao giờ hết với quyết tâm vươn tới làm chủ công nghệ chiến lược, xây dựng nền kinh tế hùng mạnh, tăng trưởng 2 con số trong một thập kỷ tới. Một điều chắc chắn rằng, mật độ nhà khoa học giỏi, nhân tài hàng đầu tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển và chất lượng của nền kinh tế.

Việt Nam đang triển khai chính sách đặc biệt thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu trong các ngành như AI, bán dẫn, vật liệu mới. Lần này, việc thu hút nhân tài hàng đầu cũng được “quy hoạch” rõ ràng: Việt Nam cần những chuyên gia cấp cao, những tổng công trình sư đủ tài đủ tầm, để chỉ đạo triển khai các dự án, công trình quan trọng; cần nhiều nhà nghiên cứu công nghệ lõi.

Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chuẩn bị có hiệu lực sẽ thiết lập những đãi ngộ chưa từng có, thực sự “trải thảm đỏ” không chỉ với người gốc Việt, mà cả các chuyên gia nước ngoài.

Các nghiên cứu và phát minh thường không theo khuôn khổ nhất định, và cũng không chờ đợi hay chịu áp đặt của bất cứ mệnh lệnh hành chính nào. Do đó, nhân tài, chuyên gia hàng đầu cần môi trường mở thật sự.

https%3A%2F%2Fdiendandoanhnghiep.vn%2Fnghien-cuu-ai-tai-trung-quoc-khung-co-nao-10157983.html

Exit mobile version