Trước đây, một DN phải cần đội ngũ nhân viên lớn để vận hành tốt các khâu thì nay chỉ cần một người hiểu AI và một vài AI agent (trợ lý AI biết phối hợp với nhau, liên thông giữa các phần mềm, công cụ phối hợp) tốt là có thể tạo ra hiệu suất vượt trội. AI agent đang mở ra một kỷ nguyên số hóa không cần “đập đi xây lại” mà vẫn có thể “bay lên” mạnh mẽ.
Đặc biệt, việc ứng dụng AI mang lại hiệu quả quản lý kinh doanh cho các DN thương mại điện tử nhờ việc cải thiện trải nghiệm người dùng, tối ưu quy trình quản lý chuỗi cung ứng và chiến lược marketing, góp phần hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Xu hướng thương mại điện tử trong thời gian tới
Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) ước tính quy mô thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 32 tỷ USD và đạt tốc độ tăng trưởng 27%. Trong đó, bán lẻ hàng hóa trực tuyến đạt 22,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm trước. Như vậy, doanh thu từ thương mại điện tử năm 2024 chiếm khoảng 12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cao hơn mức 10% của năm 2023.
Quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2024 cùng một loạt chính sách và văn bản pháp luật sẽ có hiệu lực hoặc được ban hành trong năm 2025, VECOM đánh giá năm nay là năm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới – giai đoạn phát triển thứ tư của thương mại điện tử Việt Nam. Giai đoạn này sẽ bắt đầu từ năm 2026 và là giai đoạn phát triển nhanh và bền vững.
Những thay đổi sâu sắc và toàn diện về xây dựng và thực thi chính sách và văn bản pháp luật sẽ có ý nghĩa quyết định tới giai đoạn phát triển nhanh và bền vững của thương mại điện tử nước ta, đặc biệt là Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2026 – 2030, Luật Thương mại điện tử, pháp luật về thuế, xuất khẩu trực tuyến, thống kê thương mại điện tử.
Việc ứng dụng AI không còn là câu hỏi “có sử dụng hay không”, mà là “sử dụng như thế nào cho hiệu quả”. Các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng và triển khai các phần mềm hỗ trợ phù hợp, tận dụng AI để tối ưu quy trình vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
Các chuyên gia chia sẻ trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ số, các doanh nghiệp Việt Nam đang bắt nhịp tốt với xu thế toàn cầu. Với sự năng động, khả năng thích ứng cao và tinh thần đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể đồng hành và cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
AI hiện được ứng dụng rộng rãi trong nhiều khâu của thương mại điện tử như: cá nhân hóa nội dung, dự đoán nhu cầu tiêu dùng, quản lý kho vận, chăm sóc khách hàng tự động và phát hiện gian lận.
Các thuật toán học máy giúp các sàn thương mại điện tử phân tích hành vi người dùng để đưa ra gợi ý sản phẩm sát nhu cầu, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và mức độ hài lòng.
Bên cạnh đó, chatbot và trợ lý ảo đang dần thay thế vai trò hỗ trợ khách hàng truyền thống, giúp doanh nghiệp duy trì kết nối 24/7 với người tiêu dùng. Hệ thống AI còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tối ưu chiến dịch quảng cáo, phân tích hiệu quả theo thời gian thực và điều chỉnh nội dung theo từng phân khúc khách hàng.
Việc tích hợp AI trong thương mại điện tử được đánh giá là yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp thích nghi với thị trường ngày càng cạnh tranh và biến động.
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp công nghệ đang bắt nhịp với những ứng dụng về thời đại số hiện nay, công ty CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings (HNX: PGT). PGT Holdings doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT Holdings đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin). PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp – dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Bên cạnh đó PGT Holdings cũng triển khai 1 ứng dụng an toàn và thân thiện với khách du lịch đến với đất nước Nhật Bản đó là “Tax Free Online.jp”. “Tax Free Online.jp” _dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Trong khuôn khổ hợp tác của Công ty Cổ Phần PGT Holdings và Công ty Cổ Phần IENT.
Chỉ bằng một chiếc Điện thoại thông minh, người tiêu dùng Việt Nam có thể đặt hàng đặt hàng ở bất kỳ nơi nào, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian cho việc mua sắm trong lúc du lịch tại Nhật và có thể mua hàng với giá rẻ hơn. Bớt đi các rắc rối về giấy tờ khi muốn hoàn thuế tại các sân bay, không cần phải khiêng vác nặng nề cản trở việc vui chơi tham quan các khu du lịch vì đã có dịch vụ giao nhận hàng tại khách sạn trên toàn lãnh thổ Nhật Bản, nhà khách, sân bay, xe cho thuê, mọi thủ tục đã được xử lý nhanh gọn bằng hình thức trực tuyến.
Khi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc chọn mua các sản phẩm. Họ có thể truy cập bất kỳ các sản phẩm nào để tham khảo, xem hình ảnh, đọc các nội dung về sản phẩm cung cấp, từ đó tiến hành tạo đơn đặt hàng và chờ chuyển phát hàng hóa trực tiếp đến tận nơi mà không cần phải lo về vấn đề bảo quản hàng hóa và mang vác khi đi du lịch tại Nhật. Đặc biệt, bạn cũng có thể mua các sản phẩm địa phương từ những khu vực mà bạn chưa đến. PGT Holdings và IENT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
Khép lại phiên giao dịch ngày 29/4/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 10.300 VNĐ.
PV
https%3A%2F%2Fdoanhnghieptiepthi.vn%2Fthuong-mai-dien-tu-chuyen-minh-cung-ai-161250502073235578.htm