Home Công nghệ AI ‘vũ khí bí mật’ giúp châu Âu tăng tốc cuộc đua AI...

‘vũ khí bí mật’ giúp châu Âu tăng tốc cuộc đua AI và công nghệ lưỡng dụng

0

Theo Breaking Defense, dù sở hữu các viện nghiên cứu đẳng cấp, lực lượng lao động trình độ cao và nhiều nhà sáng lập tiềm năng, châu Âu vẫn khó tạo ra những tập đoàn công nghệ tầm cỡ thế giới. Trước thực trạng đó, NATO, tổ chức vốn được biết đến với vai trò quân sự, đang nổi lên như một mô hình hiệu quả để giải quyết điểm nghẽn này.

NATO có thể giúp châu Âu mở rộng công nghệ và AI, vượt qua hạn chế về quy mô – Ảnh: Getty

Từ liên minh quân sự đến bệ phóng công nghệ

Tại cuộc họp gần đây ở The Hague (Hà Lan) nhằm thúc đẩy chương trình đổi mới quốc phòng, lãnh đạo NATO nhấn mạnh vai trò của tổ chức trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ lưỡng dụng – những ứng dụng phục vụ cả quân sự và dân sự.

Thông qua các sáng kiến như Quỹ đổi mới NATO trị giá 1 tỉ euro và Chương trình tăng tốc đổi mới quốc phòng (DIANA), liên minh này đã xây dựng một nền tảng công nghệ trải rộng trên 28 quốc gia, với 23 trung tâm tăng tốc và 182 cơ sở thử nghiệm. Điểm đặc biệt của mô hình NATO là sự phối hợp theo sứ mệnh chung, thống nhất nguồn lực, quy trình mua sắm và định hướng chiến lược – điều mà các nỗ lực đổi mới công nghệ trong phạm vi quốc gia riêng lẻ ở châu Âu thường khó đạt được.

Mô hình đổi mới của NATO bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt. Tại Bồ Đào Nha, công ty TEKEVER, được NATO hỗ trợ, đã thực hiện hơn 10.000 giờ bay giám sát tại Ukraine và đạt được định giá kỳ lân. Nhiều doanh nghiệp công nghệ nhỏ hơn như Astrolight (Litva), ARX Robotics (Đức), Lobster Robotics (Hà Lan) và Space Forge (xứ Wales) cũng đang mở rộng nhanh hơn nhờ tham gia vào hệ sinh thái của NATO.

Một kết quả đáng chú ý khác là NATO triển khai thành công nền tảng Trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến Palantir chỉ trong 6 tháng – tốc độ mà ít chính phủ châu Âu có thể đạt được.

Nỗ lực đổi mới công nghệ trong NATO không chỉ ở lĩnh vực quốc phòng. Các ưu tiên về AI an toàn, cảm biến lượng tử và truyền thông bảo mật cũng có thể mang lại lợi ích lớn cho y tế, năng lượng và cơ sở hạ tầng số. Chiến lược chuyển đổi số và kế hoạch hành động nhanh công nghệ của NATO đang trở thành khuôn mẫu áp dụng trên toàn châu Âu.

Không chỉ các quốc gia mà giới đầu tư cũng theo dõi sát sao. Nhiều quỹ mạo hiểm như Vsquared và OTB Ventures đã nhận được vốn từ Quỹ đổi mới NATO, cho thấy lĩnh vực này đang dần trở thành một cơ hội đầu tư nghiêm túc chứ không còn là một “ngách nhỏ” công nghệ.

Tận dụng hiệu quả mô hình NATO

Theo chuyên gia Wendy R. Anderson – cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, châu Âu có thể tận dụng cấu trúc NATO để mở rộng quy mô hiện có.

Mở rộng chuỗi đổi mới công nghệ lưỡng dụng của NATO: Hiện nay, DIANA và Quỹ đổi mới NATO đã cung cấp vốn tài trợ và hỗ trợ giai đoạn đầu cho các doanh nghiệp, nhưng hệ sinh thái vẫn còn phân mảnh. NATO nên xây dựng một lộ trình chuyên biệt, giúp các công ty chuyển đổi từ nguyên mẫu sang triển khai thực tế, bao gồm: tư vấn quy định, thẩm định kỹ thuật, kết nối khách hàng dân sự và quân sự, cùng vốn dài hạn.

Nhân rộng mô hình mua sắm nhanh: Việc NATO triển khai dự án Maven chỉ trong vòng 6 tháng đã chứng minh hiệu quả của mô hình mua sắm tập trung và nhanh chóng. Châu Âu nên áp dụng mô hình này trong y tế, năng lượng và hạ tầng kỹ thuật số, phá vỡ vòng luẩn quẩn “thử nghiệm nhưng không triển khai”.

Thành lập Quỹ tăng trưởng chiến lược cho công nghệ lưỡng dụng: Hiện nay, nhiều nước NATO cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên tối thiểu 5% GDP vào năm 2035. Một quỹ tăng trưởng công nghệ, được hỗ trợ nguồn vốn công và tư, sẽ giúp các công ty công nghệ AI, cảm biến lượng tử và truyền thông bảo mật, tiếp cận nguồn tài chính quy mô lớn để mở rộng.

Thiết lập diễn đàn phối hợp đổi mới NATO – EU: Các sáng kiến đổi mới đang bị phân tán giữa NATO hiện nay, Ủy ban châu Âu (EC), Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA) và các cơ quan quốc gia. Một diễn đàn điều phối đổi mới NATO – EU sẽ là nơi điều chỉnh đầu tư, chia sẻ hạ tầng thử nghiệm và đồng bộ hóa lịch trình áp dụng công nghệ giữa các tổ chức dân sự và quân sự. Châu Âu không thiếu chương trình nhưng thiếu sự kết nối hiệu quả giữa các cấu trúc đó.

Châu Âu đang đứng trước ngã rẽ, hoặc tiếp tục dựa vào chiến lược quốc gia riêng lẻ và phân tán, hoặc tận dụng mô hình hợp tác đã được chứng minh hiệu quả của NATO. Mặc dù không được thiết kế ban đầu cho mục tiêu đổi mới công nghệ, nhưng qua thực tiễn triển khai, NATO đang dần trở thành nền tảng đổi mới hiệu quả nhất mà châu Âu có thể khai thác.

https%3A%2F%2F1thegioi.vn%2Fnato-vu-khi-bi-mat-giup-chau-au-tang-toc-cuoc-dua-ai-va-cong-nghe-luong-dung-234917.html

Exit mobile version