27 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Tư, Tháng 4 30, 2025

Để AI cướp việc hay biến AI thành phụ tá đắc lực?

Must read



Bạn đang có một công việc ổn định, thu nhập đều. Hãy thử hình dùng một ngày không xa bạn bị công ty sai thải với lý do “ChatGPT làm việc tốt hơn”. Đó là tình huống nhiều người đã gặp phải và sẽ tiếp tục xảy ra khi chúng ta bước vào thời đại của Trí tuệ nhân tạo (AI). Liệu chúng ta có thể đi ngược lại?




AI là công cụ hữu hiệu hay con dao hai lưỡi? Ảnh minh họa: Getty

AI là công cụ hữu hiệu hay con dao hai lưỡi? Ảnh minh họa: Getty

AI không còn là câu chuyện của tương lai – nó đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống hiện tại, từ tài chính, an ninh quốc gia đến y tế, tư pháp, giao thông… Công nghệ này không chỉ thay đổi cách chúng ta làm việc mà còn có thể định hình lại cả xã hội theo những cách không ngờ tới. Trong loạt bài này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về tác động của AI lên đời sống con người, với những “thực tế mới” đầy bất ngờ.

Ai dễ mất việc vì AI?

Olivia Lipkin, cây viết trẻ làm việc tại một công ty khởi nghiệp công nghệ ở San Francisco, bang California (Mỹ), chưa bao giờ nghĩ, AI có thể đe dọa sự nghiệp của mình.

Khi ChatGPT ra mắt vào tháng 11/2022, cô chỉ coi đó như một công nghệ mới trong vô số những cải tiến khác. Nhưng chẳng bao lâu sau, các bài viết hướng dẫn cách tận dụng chatbot này để hỗ trợ công việc liên tục xuất hiện trên các nhóm nội bộ của công ty. Sau đó, khối lượng công việc của cô cũng giảm dần.

Đến tháng 4/2023, Lipkin bất ngờ bị sa thải mà không nhận được bất kỳ lời giải thích nào. Sự thật phũ phàng chỉ lộ ra khi cô đọc được tin nhắn của sếp trong nhóm chat chung: “Dùng ChatGPT rẻ hơn nhiều so với thuê một người viết nội dung”.

Lipkin không phải người duy nhất rơi vào tình cảnh này. Reece Anderson, chuyên gia làm phụ đề lâu năm ở Mỹ, cũng mất việc vì AI.

Theo trang Expat Media, một thời, công việc của Anderson khá ổn định, mang lại thu nhập tốt. Nhưng càng ngày, những email đặt hàng càng thưa thớt. Các dự án cũng “bốc hơi”. Và rồi, khi cuối cùng cũng có khách hàng liên hệ thì người đó lại không muốn anh làm phụ đề mà chỉ muốn anh chỉnh sửa phụ đề do AI tạo ra.

Không còn đủ động lực theo nghề, Anderson rẽ hướng sang lĩnh vực dịch thuật y khoa – một ngành anh hy vọng AI chưa thể thay thế hoàn toàn. Nhưng một câu hỏi vẫn cứ ám ảnh Anderson: “Còn bao nhiêu người như tôi sẽ bị AI đẩy khỏi thị trường lao động?”.

Nhiều người đã, đang và sắp mất việc vì AI. Ảnh minh họa: Motion Array

Nhiều người đã, đang và sắp mất việc vì AI. Ảnh minh họa: Motion Array

Câu chuyện của Lipkin và Anderson không chỉ là câu chuyện cá nhân mà phản ánh một xu hướng lớn hơn: AI đang đe dọa việc làm trong nhiều ngành nghề.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2024, gần 40% việc làm trên toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi AI, với 60% việc làm ở các quốc gia phát triển có nguy cơ bị tác động.

Trước đó, một bài viết trên trang chuyên nghiên cứu về nghề nghiệp Zippia cảnh báo, AI có thể khiến 1 tỷ người mất việc và làm cho 375 triệu việc làm toàn cầu trở nên lỗi thời trong thập kỷ tới, đặc biệt là trong các ngành không yêu cầu kỹ năng mềm.

Theo Forbes, những ngành nghề chịu tác động mạnh nhất từ AI chủ yếu thuộc các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, truyền thông – marketing và dịch vụ pháp lý.

Trong ngành tài chính và ngân hàng, AI đang được tích hợp sâu vào mô hình kinh doanh. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu CCAF (Anh) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, 56% ngân hàng đã áp dụng AI trong quản lý, và 52% sử dụng công nghệ này để tạo doanh thu. 

Các công ty lớn như ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (Mỹ) cũng đã triển khai chatbot AI để tối ưu quản lý tài sản, giúp cố vấn tài chính truy xuất dữ liệu hiệu quả hơn. Dự báo đến năm 2027, 23% công việc trong ngành tài chính tại Trung Quốc có thể bị thay thế bởi AI.

Theo Forbes, ngành truyền thông và marketing cũng đứng trước những thay đổi lớn. Nhà khoa học Mỹ Kristian Hammond, dự đoán rằng trong vòng 15 năm tới, 90% tin tức sẽ được viết bởi máy móc.

Các công cụ như phần mềm Quill đã có khả năng tự động viết báo cáo tài chính, trong khi các tòa soạn lớn như Business Insider, CNET và CNBC cũng thử nghiệm ChatGPT để tạo nội dung. 

Trong marketing, AI ngày càng được sử dụng rộng rãi, với 84% người làm marketing đã áp dụng công nghệ này vào năm 2020, tăng mạnh so với 29% năm 2019, theo khảo sát của Salesforce.

Ngành dịch vụ pháp lý cũng không nằm ngoài xu hướng này. Một số luật sư đã sử dụng ChatGPT để soạn thảo hợp đồng, tạo câu hỏi thẩm vấn và phân tích vụ án. Theo báo cáo năm 2022 của Legal Services Corp (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Mỹ), 92% các vấn đề pháp lý dân sự của người thu nhập thấp không nhận được sự trợ giúp thích đáng, và AI có thể làm giảm tỷ lệ này. Các startup như công ty Lawgeex đã ứng dụng AI vào việc đọc và phân tích hợp đồng với tốc độ nhanh hơn và độ chính xác cao hơn con người.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều người mất việc vì AI được cho là do AI có khả năng thực hiện các nhiệm vụ lặp lại, dựa trên quy tắc, và xử lý dữ liệu hiệu quả hơn con người. Theo công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey & Company (trụ sở ở Mỹ), các công việc như vận hành máy móc và xử lý dữ liệu trong ngành kế toán dễ được tự động hóa. AI không chỉ làm việc nhanh hơn mà còn giảm chi phí, như trường hợp công ty của Lipkin chọn dùng ChatGPT vì “rẻ hơn nhiều so với thuê một người viết nội dung”.

Ngoài ra, AI không cần nghỉ ngơi, không mắc phải các lỗi như con người, và không đòi hỏi bảo hiểm lao động. Những điều này biến AI trở thành lựa chọn kinh tế hơn. Ví dụ, trong ngành vận tải, xe tự lái có thể hoạt động liên tục, giảm nhu cầu tuyển dụng tài xế, theo trang Datarails. Trong sản xuất, robot không mệt mỏi, không cần nghỉ, khiến chúng thay thế các công nhân dây chuyền, như Amazon đã áp dụng, theo Diễn đàn kinh tế thế giới.

Làm thế nào tận dụng AI?

Làm thế nào để chung sống "hòa bình" với AI? Ảnh minh họa: Vernaio

Làm thế nào để chung sống “hòa bình” với AI? Ảnh minh họa: Vernaio

AI đang tái định hình thị trường lao động với tốc độ chưa từng có. Từ các công việc văn phòng đến ngành sản xuất, sự xâm nhập của AI đặt ra thách thức lớn cho người lao động. Tuy nhiên, thay vì lo sợ bị thay thế, con người có thể chủ động thích nghi bằng cách phát triển các kỹ năng phù hợp, tận dụng công nghệ và xây dựng tư duy linh hoạt để duy trì lợi thế cạnh tranh với AI.

Theo trang Your Story, công ty tư vấn McKinsey & Company (Mỹ) ước tính, đến năm 2030, AI có thể khiến 800 triệu việc làm trên toàn cầu biến mất, đặc biệt là trong các ngành sản xuất, vận tải và hành chính. 

Tuy nhiên, cùng lúc đó, AI cũng tạo ra 950 triệu việc làm mới trong các lĩnh vực như phân tích dữ liệu, phát triển công nghệ và sáng tạo nội dung. 

Trong khi đó, báo cáo của LinkedIn cho thấy các kỹ năng liên quan đến AI như học máy (machine learning), xử lý ngôn ngữ tự nhiên và phân tích dữ liệu đang nằm trong nhóm kỹ năng có nhu cầu cao nhất. Điều này cho thấy sự chuyển đổi tất yếu: Người lao động phải thích nghi bằng cách nâng cao trình độ công nghệ và học tập suốt đời.

Thay vì coi AI là mối đe dọa, người lao động có thể tận dụng công nghệ này để nâng cao hiệu suất công việc. Nhiều ngành đã bắt đầu áp dụng AI như một công cụ hỗ trợ thay vì thay thế hoàn toàn con người. 

Ví dụ, tại ngân hàng Morgan Stanley, các cố vấn tài chính sử dụng chatbot AI để tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng, giúp họ tập trung vào tư vấn chuyên sâu hơn. Trong lĩnh vực giáo dục, các khóa học trực tuyến ngày càng phổ biến, giúp người lao động dễ dàng tiếp cận kiến thức mới mà không cần quay lại trường lớp truyền thống.

Người lao động trong các ngành ngoài lĩnh vực công nghệ đang ngày càng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc — thường theo những cách đang làm thay đổi cách vận hành của các ngành truyền thống.

Trong nông nghiệp, AI đang thúc đẩy một cuộc cách mạng mang tên “canh tác chính xác”. Nhờ tận dụng dữ liệu từ cảm biến, máy bay không người lái và vệ tinh, nông dân hiện có thể giám sát sức khỏe đất, dự đoán sản lượng cây trồng và phát hiện dịch bệnh với độ chính xác đáng kinh ngạc. Công nghệ điều chỉnh theo từng khu vực, được hướng dẫn bởi AI, đảm bảo rằng nước, phân bón và thuốc trừ sâu chỉ được sử dụng tại những nơi cần thiết, giúp giảm lãng phí và tối đa hóa năng suất.

Liên đoàn Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, nếu vẫn áp dụng phương pháp canh tác cách đây 30 năm, nông nghiệp Mỹ sẽ cần thêm 100 triệu mẫu đất để đạt được sản lượng như hiện nay.

Ngành sản xuất – trụ cột khác của nền kinh tế toàn cầu – cũng đang gặt hái những lợi ích rõ rệt. Các hệ thống ứng dụng AI giúp tự động hóa việc quản lý đơn hàng, tối ưu chuỗi cung ứng và theo dõi thiết bị để bảo trì. Nhờ đó, thời gian trì hoãn sản xuất được rút ngắn, giảm thiểu thời gian chết máy và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ví dụ, hệ thống kiểm soát chất lượng sử dụng AI có thể phát hiện lỗi trên dây chuyền lắp ráp nhanh và chính xác hơn so với con người, giúp giảm thiểu việc thu hồi sản phẩm và đảm bảo tiêu chuẩn đồng đều.

AI không chỉ đang làm thay đổi cách vận hành của các tổ chức – mà còn đang trao quyền cho từng cá nhân làm việc thông minh hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đang sử dụng công cụ AI để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, tinh gọn quy trình làm việc và mở ra những cơ hội thu nhập mới.

Nhân viên bán hàng và tiếp thị có thể tận dụng các nền tảng hỗ trợ AI như ChatGPT và Tome để soạn email, tạo slide trình bày và nghiên cứu khách hàng tiềm năng chỉ với một khoảng thời gian nhỏ so với trước đây. Việc này không chỉ giúp họ tiết kiệm hàng giờ đồng hồ để tập trung vào các công việc mang lại giá trị cao hơn, mà còn dẫn đến thu nhập tăng rõ rệt.

Theo cuộc khảo sát “Nghiên cứu kỹ năng tại nơi làm việc toàn cầu 2025” do tổ chức giáo dục toàn cầu Emeritus thực hiện, 96% chuyên gia Ấn Độ cho biết họ đang sử dụng các công cụ AI và AI tạo sinh trong công việc, và khoảng 95% trong số đó nói rằng những công nghệ này đã giúp tăng năng suất lao động.

Khảo sát cũng cho thấy 94% người tham gia tin rằng việc thành thạo kỹ năng AI sẽ thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp, trong khi 90% coi AI là yếu tố quan trọng cho thành công nghề nghiệp trong tương lai.

Các trợ lý ảo tích hợp AI hiện có thể đảm nhiệm việc lên lịch, ghi chú và thậm chí phần nào quản lý dự án, giúp cá nhân tập trung vào công việc chiến lược và đổi mới thay vì các công việc hành chính lặt vặt.

Các công cụ như Otter.ai giúp ghi âm và chuyển văn bản cuộc họp theo thời gian thực, trong khi Notion AI và Asana hỗ trợ theo dõi nhiệm vụ và nhắc nhở hạn chót, đảm bảo không bỏ sót việc gì. Việc chủ động áp dụng các công nghệ này không chỉ nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc cá nhân mà còn giúp người lao động định vị bản thân để đạt thu nhập cao hơn và duy trì năng lực cạnh tranh trong thị trường ngày càng được dẫn dắt bởi AI.

Con người cần tập trung vào kỹ năng nào?

Dù AI có thể thay thế nhiều công việc, vẫn có những kỹ năng mà công nghệ này chưa thể thay thế hoàn toàn. Theo các chuyên gia, để trụ vững trong thị trường lao động thời AI, con người cần tập trung vào những kỹ năng như tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Khi AI xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại, con người cần rèn luyện khả năng đánh giá, phân tích và đưa ra quyết định sáng suốt. 

Sáng tạo và đổi mới cũng là yếu tố quan trọng, bởi AI có thể hỗ trợ trong quá trình sáng tạo nhưng vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn tư duy đổi mới của con người. Các ngành như marketing, thiết kế và sáng tác nội dung vẫn cần con người để tạo ra những ý tưởng độc đáo. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm và cảm xúc là điều mà AI chưa thể thay thế. Những công việc đòi hỏi sự tương tác, đồng cảm và hiểu tâm lý con người như y tế, giáo dục, tư vấn hay lãnh đạo doanh nghiệp vẫn rất cần đến con người.

Dữ liệu từ một cơ quan chính phủ Mỹ chuyên về giáo dục chỉ ra rằng số lượng sinh viên theo học các chuyên ngành liên quan đến AI và dữ liệu đang tăng mạnh tại Mỹ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc học tập và cập nhật kiến thức liên tục. 

Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, ngay cả những ngành truyền thống cũng cần đổi mới. Các chuyên gia từ Đại học Công nghệ Virginia (Mỹ) nhấn mạnh, việc tham gia các khóa học kỹ năng, từ lập trình đến kỹ năng quản lý, sẽ giúp người lao động duy trì lợi thế cạnh tranh trước làn sóng AI.

Bên cạnh việc học tập và phát triển kỹ năng, xây dựng một mạng lưới quan hệ vững chắc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm. Việc kết nối với những người trong ngành, tham gia các hội thảo chuyên môn và mở rộng mạng lưới trên các nền tảng như LinkedIn có thể giúp người lao động tiếp cận các cơ hội mới. 

Ngoài ra, xây dựng thương hiệu cá nhân cũng giúp tăng giá trị bản thân trên thị trường lao động. Những người có chuyên môn cao, có tiếng nói trong ngành và có sự hiện diện mạnh mẽ trên các nền tảng chuyên môn sẽ có nhiều cơ hội hơn so với những người chỉ có bằng cấp nhưng không có sự hiện diện rõ ràng.

AI có thể khiến nhiều người mất việc, nhưng cũng  là cơ hội để con người phát triển và nâng cao năng lực. Để thích nghi và đứng vững trong thị trường lao động thời AI, mỗi cá nhân cần chủ động học tập, phát triển kỹ năng sáng tạo, tư duy phản biện, trí tuệ cảm xúc và tận dụng AI như một công cụ hỗ trợ thay vì để nó thay thế mình. Trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng, người có khả năng thích nghi chính là người sẽ thành công.

Ai bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi AI?

Giới trẻ có xu hướng sử dụng AI nhiều hơn người cao tuổi vì vậy mức độ tác động cũng lớn hơn. Ảnh: Vecteezy

Giới trẻ có xu hướng sử dụng AI nhiều hơn người cao tuổi vì vậy mức độ tác động cũng lớn hơn. Ảnh: Vecteezy

Mất việc vì AI là một nỗi lo, nhưng mất khả năng tư duy vì AI còn đáng sợ hơn. Nghiên cứu trên tạp chí Societies cho thấy những người sử dụng AI nhiều có kỹ năng tư duy phản biện thấp hơn đáng kể, đặc biệt là giới trẻ.

AI không chỉ làm giảm khả năng phân tích độc lập mà còn ảnh hưởng đến quyết định của con người, từ thói quen xem video, mua sắm đến quan điểm chính trị. Theo chuyên gia Dylan Losey (ĐH Công nghệ Virginia), AI đang vận hành mà thiếu kiểm soát chặt chẽ, tạo điều kiện cho các tổ chức thao túng thuật toán vì lợi nhuận.

Eugenia Rho, chuyên gia cùng trường, cảnh báo rằng sự phụ thuộc vào AI, đặc biệt là các mô hình ngôn ngữ lớn như Chat GPT, có thể làm suy giảm tư duy phản biện khi con người chấp nhận thông tin mà không kiểm chứng.

————————–

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, những giới hạn giữa sự sống và cái chết, giữa con người và máy móc đang dần tan biến. Mời độc giả đón đọc bài tiếp theo đăng lúc 7h sáng 1/5 để tìm hiểu về những lợi ích không tưởng của AI với con người.

Mỹ đạt ưu thế vượt trội về công nghệ quân sự kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng lợi thế này dần bị thu hẹp bởi Trung Quốc, nước dường như quyết tâm vươn lên dẫn đầu toàn cầu về các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML), được cho là có khả năng cách mạng hóa chiến tranh.

https%3A%2F%2Fwww.24h.com.vn%2Ftin-tuc-quoc-te%2Fbi-ai-cuop-viec-c415a1644941.html

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article