27.2 C
Kwang Binh
spot_img
Chủ Nhật, Tháng 5 4, 2025

Tăng cường ứng dụng AI trong xây dựng và thi hành pháp luật

Must read


Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, Nghị quyết 66-NQ/TW đã yêu cầu tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo là Nhà nước bảo đảm và ưu tiên nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số.
Để thực hiện chỉ đạo trên, Nghị quyết 66-NQ/TW đã yêu cầu tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Theo đó, ưu tiên nguồn lực xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”, liên thông, dễ khai thác, dễ sử dụng, an toàn thông tin và bí mật nhà nước. Bố trí kịp thời, đủ kinh phí để xây dựng, triển khai ngay Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật và Đề án ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số đồng bộ trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đăng ký biện pháp bảo đảm; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào phong trào “học tập số”. Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số phát triển, cung cấp các dịch vụ, tiện ích số trong lĩnh vực pháp luật.
Áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đối với hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.
Tại Bộ Tư pháp, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề đang đặt ra như hệ thống pháp luật còn phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc, với nhiều chủ thể ban hành nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật; số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành rất lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng. 
Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào một số hoạt động. Nổi bật là công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Việc này có thể góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng của quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như việc bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật, cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Bộ Tư pháp đã và đang thúc đẩy việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ cho các công tác này thống nhất, hiệu quả trên toàn quốc và Nghị quyết 66-NQ/TW sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc để sớm hiện thực việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật.



https%3A%2F%2Fwww.moj.gov.vn%2Fqt%2Ftintuc%2FPages%2Fhoat-dong-cua-cac-don-vi-thuoc-bo.aspx%3FItemID%3D5339

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article