25.2 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Bảy, Tháng 5 24, 2025

Từ gian hàng hội chợ đến thương mại điện tử

Must read

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua sự chuyển biến tích cực, mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Bằng việc ứng dụng công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và thương mại điện tử… các doanh nghiệp bán lẻ đang nhanh chóng thích nghi và phát triển mạnh mẽ trong thời đại số hóa. Đây là xu hướng tất yếu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.

tom-xk.jpg
Tôm là mặt hàng thủy sản chiến lược của Việt Nam cần ứng dụng nền tảng số để tăng cường xuất khẩu hiện nay – Ảnh: IT

Trước tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt và biên lợi nhuận bị siết chặt, các doanh nghiệp tôm Việt Nam luôn phải đổi mới cách tiếp cận thị trường. Việc đơn thuần phụ thuộc vào nhà nhập khẩu đang bộc lộ nhiều rủi ro, thay vào đó, đổi mới hoạt động tiếp thị từ xây dựng thương hiệu, bao bì, đến ứng dụng nền tảng số và hợp tác trực tiếp với nhà bán lẻ đang là hướng đi chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị sản phẩm và kết nối bền vững với người tiêu dùng cuối.

Trong cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam, tôm là mặt hàng chủ lực, đóng góp 1,27 tỉ USD trong 4 tháng đầu năm 2025, tăng 30% so với cùng kỳ. Riêng tháng 4, xuất khẩu tôm đạt 330,8 triệu USD, tăng 15%. Sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu mạnh mẽ tại các thị trường lớn như Trung Quốc, EU và Nhật Bản…

Một nghiên cứu chỉ ra 73% khách hàng cho rằng trải nghiệm mua sắm là yếu tố quyết định đến quyết định mua hàng của họ. Đáng chú ý, 43% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các trải nghiệm mua sắm tiện lợi, trong khi 42% ưu tiên những trải nghiệm mua sắm thân thiện và dễ chịu. Qua đó có thể thấy, chuyển đổi số không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tạo ra những giá trị thiết thực, nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Một số doanh nghiệp với tư duy chiến lược, đơn cử như: Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, với định hướng xuất khẩu các dòng tôm giá trị cao (tôm tẩm bột, hấp chín, sushi-grade) dưới thương hiệu riêng – Minh Phu Seafood Corporation – vào thị trường Mỹ, Nhật, EU. Thương hiệu được quảng bá rộng rãi qua các hội chợ quốc tế, website chuyên nghiệp và mạng lưới công ty con tại nước ngoài.

Doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược như: Tạo câu chuyện thương hiệu gắn với vùng nuôi, chất lượng, con người; đầu tư nhận diện hình ảnh chuyên nghiệp (tên gọi, logo, bao bì); đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các thị trường mục tiêu để bảo vệ sản phẩm.

Bao bì không chỉ bảo vệ sản phẩm mà còn là phương tiện truyền tải giá trị, tạo ấn tượng và niềm tin với người mua. Xu hướng hiện nay là bao bì thân thiện môi trường, thiết kế bắt mắt và tích hợp mã QR truy xuất nguồn gốc.

Một số doanh nghiệp đã sử dụng bao bì sinh học, có chứng nhận ASC/BAP (các bộ tiêu chuẩn đánh giá áp dụng cho ngành thủy sản giúp quản lý nuôi trồng có trách nhiệm và hiệu quả hơn), kèm mã truy xuất vùng nuôi. Trong khi đó, có những doanh nghiệp phát triển bao bì song ngữ, kết hợp hình ảnh vùng nuôi tôm sinh thái, và mã QR liên kết đến video giới thiệu quy trình nuôi sạch.

Sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp người mua mà không qua nhiều tầng trung gian.

Công ty Đắc Lộc đã đầu tư phát triển website bán hàng song ngữ, kết nối đơn hàng nhỏ từ các nhà hàng, nhà nhập khẩu tại châu Âu thông qua nền tảng chuyên ngành. Doanh nghiệp cũng truyền thông trên mạng xã hội, tham gia các sàn thương mại điện tử chuyên về nông thủy sản.

Xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp, có chức năng truy xuất; tham gia các nền tảng như: Alibaba, Amazon Global, JD.com… Sử dụng digital marketing (Google, Facebook, TikTok) để thu hút khách hàng quốc tế… là những kênh trực tuyến, là cầu nối mới đến thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp bán lẻ tôm hiện nay.

Thay vì bán sỉ, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác trực tiếp với hệ thống phân phối từ chuỗi siêu thị đến nhà hàng để gia tăng giá trị thương hiệu. Một số doanh nghiệp tôm Việt Nam hiện có sản phẩm mang thương hiệu riêng trong hệ thống Costco, Walmart, Sysco (Mỹ), với bao bì và nhãn hiệu Việt Nam rõ ràng. Điều này không chỉ nâng vị thế tôm Việt mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng cuối với giá trị cao hơn.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong một ngành mà giá bán bị cạnh tranh quyết liệt, việc “bán sự khác biệt” thông qua thương hiệu, truy xuất và tiếp cận người tiêu dùng cuối là chiến lược then chốt. Các doanh nghiệp tôm Việt thành công là những doanh nghiệp biết cách định vị sản phẩm một cách bài bản và chủ động.

Tiếp thị không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn giúp tôm Việt Nam trụ vững và tiến xa hơn trên bản đồ thủy sản thế giới. Tuy nhiên, hiện số lượng doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để xuất khẩu thủy sản còn hạn chế, năng lực khai thác thị trường thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn, chủ yếu sử dụng nền tảng thương mại điện tử lớn (chưa chủ động xây dựng website riêng để xuất khẩu), chủ yếu ứng dụng thương mại điện tử trong B-2-B; B-2-C còn hạn chế.

Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ tăng cường triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (đào tạo, xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới), tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử.

Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo nhân lực (nhất là nhân lực khai thác thương mại điện tử), đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tăng cường liên kết với các đối tác logistics, tài chính, marketing quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng thương hiệu (giữ uy tín, chất lượng, sử dụng truyền thông xã hội), đa dạng hóa thị trường ứng dụng thương mại điện tử…

https%3A%2F%2F1thegioi.vn%2Fchuyen-doi-so-nganh-tom-tu-gian-hang-hoi-cho-den-thuong-mai-dien-tu-232912.html

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article