24.9 C
Kwang Binh
spot_img
Chủ Nhật, Tháng 5 25, 2025

Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế | Chuyển đổi số

Must read

Ngày 23/5/2025, Hội nghị quốc tế Trí tuệ nhân tạo trong Y tế – AI in Health Conference 2025 đã diễn ra tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Hội nghị đã nêu ra những thách thức, vấn đề đạo đức cũng như kiến nghị để ngành y tế khai phá được tiềm năng mà kỷ nguyên AI đang mang lại.

Sự kiện Trí tuệ nhân tạo trong Y tế – AI in Health Conference 2025 là hội nghị quốc tế quy mô đầu tiên tại TP.HCM tập trung vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế do Sở Y tế TP.HCM phối hợp chuyên môn với Hội Tin học TP.HCM, cùng Nim & Partners Communication và các đối tác tổ chức, nhằm khám phá tiềm năng và tác động của công nghệ AI trong chăm sóc sức khỏe cho người dân, hướng đến mục tiêu phát triển “Y tế thông minh” tại TP.HCM, góp phần thúc đẩy công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia, và triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực y tế.

Thời gian chuẩn bị hơn một năm, Hội nghị AI in Health Conference 2025 đã mời được các diễn giả uy tín hàng đầu đến chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, bài học thành công mà họ đã triển khai ở các nước, như: Tiến sĩ Angela Pratt – Trưởng Đại diện WHO, Văn phòng WHO tại Việt Nam; Tiến sĩ ChrisBates – Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích, TPP, UK; Ông Lai-Shiun Lai – Giám đốc Trung tâm Tin học và Truyền thông của Bệnh viện Taichung Veterans General, Đài Trung, Đài Loan… Qua đó, giúp ngành khoa học, công nghệ, y tế Việt Nam có góc nhìn khách quan hơn về cách mà các chuyên gia đặt vấn đề khi đưa ứng dụng AI vào y tế và việc xây dựng khung pháp lý liên quan. Hội nghị vì vậy đã thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 700 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý; các tổ chức, hiệp hội, hội ngành; đại diện các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành lân cận; các doanh nghiệp công nghệ trong nước và quốc tế…

TP.HCM xác định trí tuệ nhân tạo là động lực then chốt để xây dựng hệ thống y tế thông minh

Trước làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ và sự phát triển vượt bậc của công nghệ AI, ngành y tế Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đang từng bước chuyển mình để nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực chăm sóc sức khỏe. Phát biểu tại Hội nghị, ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, vai trò của AI trong y tế ngày càng rõ nét thông qua các ứng dụng như: chẩn đoán bệnh bằng việc phân tích lượng lớn dữ liệu hình ảnh y khoa; phát hiện các dấu hiệu của bệnh, ngay cả trước khi các triệu chứng rõ ràng xuất hiện, từ đó cải thiện cơ hội điều trị thành công; hỗ trợ điều trị trong phẫu thuật robot; quản lý hồ sơ bệnh án hiệu quả, giảm thiểu sai sót và giúp nhân viên y; chăm sóc bệnh nhân từ xa bằng chatbot; hoặc AI có thể phân tích dữ liệu dân số và các yếu tố nguy cơ để dự đoán và ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh; hay lAI có thể giúp giảm thiểu các sai sót trong kê đơn thuốc, chẩn đoán điều trị… Những ứng dụng này tạo điều kiện mở rộng dịch vụ y tế đến mọi tầng lớp, mọi khu vực, đặc biệt là những nơi còn hạn chế về nhân lực và hạ tầng.

Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế - 500307992 1131399852366014 7753594733704361137 n
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế | Chuyển đổi số 1

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM

Chia sẻ về định hướng của ngành Y tế TP.HCM, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay, mọi ngành trên địa bàn thành phố, trong đó có ngành Y tế đang tích cực triển khai nhiều hoạt động theo định hướng chiến lược của Đảng và Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Riêng ngành Y tế, thành phố cũng đã xác định rõ, trí tuệ nhân tạo là một trong những động lực then chốt để xây dựng hệ thống y tế thông minh, hiện đại, hướng đến lấy người bệnh làm trung tâm. Thực tế cho thấy, công nghệ AI đang thay đổi phương thức vận hành của ngành Y tế, từ hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, phân tích hình ảnh y học, tầm soát sớm bệnh lý, cá thể hóa điều trị cho đến nâng cao quản lý quản trị bệnh viện, quản trị hệ thống y tế.

TP.HCM đã đưa chiến lược AI vào Y tế thông minh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030 và đang triển khai tại nhiều đơn vị bệnh viện, trung tâm chuyên ngành và ngay cả cơ quan Sở Y tế TP.HCM. Trong lộ trình xây dựng Y tế thông minh, thành phố đã xác định, điều kiện tiên quyết là phải đẩy mạnh số hóa hệ thống y tế, đặc biệt là phải triển khai được hồ sơ sức khỏe điện tử và hồ sơ bệnh án điện tử đến thời hạn chót vào tháng 9/2025. Hồ sơ bệnh án điện tử về nguyên tắc là phải kết nối được với nhau để tạo ra một nguồn dữ liệu lớn cho ngành Y tế, từ đó giúp ngành Y tế có những định hướng cho phát triển tiếp theo. Riêng hồ sơ sức khỏe điện tử thuộc trách nhiệm của Sở Y tế thành phố và đang được Sở ưu tiên tích cực triển khai – BS Thượng cho biết thêm.

BS Thượng cũng nhấn mạnh, chúng ta cần phải xác định rằng, AI không thay thế cho con người, không thay thế cho bác sĩ mà chỉ đóng vai trò như một trợ lý thông minh giúp các bác sĩ, các nhà quản lý ngành y tế không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn, cá thể hóa điều trị, tối ưu hóa quy trình và cải thiện trải nghiệm của người bệnh. Hiện tại, ngành Y tế thành phố đã tiếp cận AI và đã có những triển khai ứng dụng bước đầu trong các hoạt động từ y tế cơ sở đến y tế chuyên sâu. Điển hình như Bệnh viện Ung bướu đã triển khai AI để tầm soát, điều trị ung thư và dùng robot trong phẫu thuật. Gần đây, Sở cũng đã triển khai AI cho một y tế cơ sở ở xã đảo để chụp X- Quang phổi.

Thách thức và đạo đức, cần hoàn thiện khung pháp lý

Ứng dụng AI trong Y tế cũng chính là định hướng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuy nhiên tuân theo quy tắc sử dụng có đạo đức, trách nhiệm và an toàn. Tiến sĩ Angela Pratt – Trưởng Đại diện WHO, Văn phòng WHO tại Việt Nam nêu bật hai thách thức lớn mà việc triển khai AI trong Y tế phải đối mặt. Đó là AI mang tiềm năng khổng lồ để cải thiện sức khỏe con người, nhưng nếu khả năng tiếp cận công nghệ số của người dân không đồng đều, hạ tầng không đồng đều, khoảng cách bất bình đẳng về tiếp cận dịch vụ y tế lớn sẽ không mang lại hiệu quả, bởi dịch vụ chỉ thực sự hữu ích khi người dân biết cách sử dụng. Thế nên, cần ngăn chặn việc bất bình đẳng công nghệ số, nếu làm tốt điều này sẽ giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sử dụng, tiếp cận dịch vụ của người dân. Thách thức thứ hai là bảo mật dữ liệu – theo T.S Angela Pratt đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để triển khai dịch vụ đến toàn dân. Cần phải có môi trường, chính sách tốt để người dân tin tưởng, cảm thấy an tâm, an toàn sử dụng dụng vụ.

Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế - 500751324 1131399975699335 2062921702797897723 n
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế | Chuyển đổi số 2

Tiến sĩ Angela Pratt – Trưởng Đại diện WHO, Văn phòng WHO tại Việt Nam

Bà Angela Pratt đề xuất 6 khuyến nghị cần có trong xây dựng chính sách nhằm giảm thiểu những thách thức đã đề cập trên. Bao gồm: Xây dựng niềm tin, minh bạch thông tin AI triển khai; Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro; Bảo mật dữ liệu, không để rò rỉ thông tin cá nhân; Duy trì vai trò của con người, bởi AI chỉ đóng vai trò hỗ trợ, con người mới là người đưa ra quyết định cuối cùng; Thúc đẩy tích hợp liên kết hệ thống, tránh việc lưu trữ thông tin rải rác; Kêu gọi sự chung tay của những nhà làm luật, doanh nghiệp cung cấp giải pháp AI và đội ngũ y tế am hiểu chuyên ngành.

Đồng tình với thách thức bất bình đẳng sử dụng công nghệ số mà đại diện WHO đề cập, ông Lâm Nguyễn Hải Long cho rằng đây là một ý tưởng mà tất cả các chuyên gia làm AI phải suy nghĩ. Chúng ta cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng để giảm thiểu tối đa sự bất bình đẳng đó, nếu không chắc chắn khoảng cách rất lớn giữa giàu và nghèo, giữa được điều trị và không điều trị, giữa người được sử dụng công nghệ mới, dịch vụ mới và người không được sử dụng là rất lớn. Với Luật Công nghiệp Công nghệ số sắp ra đời (hiện đang trong dự thảo), hy vọng sẽ có những nghị định và thông tư hướng dẫn giúp thu hẹp khoảng cách đó một cách tối đa, để tất cả mọi người dân đều được thụ hưởng công nghệ, được khám chữa bệnh một cách tốt nhất.

Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế - 500254335 1131400279032638 2420706258484172579 n
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế | Chuyển đổi số 3

Trong phiên thảo luận của Hội nghị, các chuyên gia đã có những thảo luận thiết thực về Trách nhiệm và đạo đức của AI trong y tế, chẳng hạn khi AI bị lỗi thì ai là người chịu trách nhiệm, bởi điều đó liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người; Làm sao để kiểm tra chất lượng dữ liệu đầu vào; Cách phân loại, đánh giá, kiểm tra hệ thống; Xây dựng chính sách bảo mật dữ liệu và phân quyền; Những rào cản pháp lý của ngành y tế đặc thù khi triển khai, vận hành… Bên cạnh đó, Hội nghị cũng cung cấp những giải pháp, công nghệ AI và các xu hướng ứng dụng mới nhất trong chẩn đoán – điều trị – quản lý bệnh viện, chăm sóc sức khỏe cộng đồng…

Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế - 500477124 1268883821908579 6686598643433797445 n
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế | Chuyển đổi số 4

Với những nội dung phong phú và góc nhìn đa chiều của các chuyên gia, ông Long kỳ vọng: “Hội nghị không chỉ là nơi trao đổi thông tin học thuật và chuyên môn, mà còn là không gian kết nối giữa các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành y tế, chuyên gia công nghệ và doanh nghiệp. Những giá trị thu nhận được từ hội nghị sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các sáng kiến mới, tăng cường phối hợp liên ngành, từ đó từng bước xây dựng nền y tế thông minh trong thời gian tới”.

Hội nghị đã gợi mở những hướng đi thiết thực cho quá trình chuyển đổi số toàn diện của ngành Y tế thành phố, từ khung pháp lý đến giải pháp công nghệ và các ứng dụng thực tiễn, góp phần quan trọng trong lộ trình phát triển của ngành y tế bài bản và bền vững. Dự kiến, Hội nghị quốc tế Trí tuệ nhân tạo trong Y tế – AI in Health Conference 2025 sẽ trở thành diễn đàn thường niên, quy mô và chuyên nghiệp.

Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế - 500243900 1107126308103190 6744512208464957590 n
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế | Chuyển đổi số 5
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế - 499709674 1107103944772093 8758980234408632309 n
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế | Chuyển đổi số 6
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế - 493464646 698953029744078 3491401788809635395 n
Thách thức và đạo đức của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế | Chuyển đổi số 7



https%3A%2F%2Ftgs.vn%2Fchuyen-doi-so%2Fthach-thuc-va-dao-duc-cua-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-trong-nganh-y-te%2F

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article