27.5 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Hai, Tháng 7 14, 2025

Thúc đẩy thư viện phát triển trong thời kỳ chuyển đổi số

Must read


Theo các chuyên gia, việc ứng dụng AI trong thư viện giúp phát triển nguồn tài nguyên phong phú, đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, và khả năng tích hợp công nghệ mới. Từ đó cải thiện dịch vụ người dùng, tối ưu hóa quy trình làm việc, và thúc đẩy hợp tác, nghiên cứu.

Đó là chia sẻ của các chuyên gia trong hội thảo “Thư viện đại học, cao đẳng với hoạt động phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số nhà trường” được tổ chức tại Hà Tĩnh vừa qua.

Giám đốc Dự án Văn phòng đại diện iGroup Việt Nam Ths. Nguyễn Thùy Linh cho rằng, vai trò của thư viện đang thay đổi trên toàn cầu. Trong đó, không gian thư viện có thể trở thành giải pháp tốt nhất để nâng cao trải nghiệm học tập và nghiên cứu, các hoạt động chuyển đổi số; Thư viện có thể là nơi tổ chức các hội thảo và sự kiện kết nối các thành viên; Hỗ trợ quyền truy cập thông tin cho mọi thành viên trong cộng đồng; Cung cấp dịch vụ hỗ trợ học tập suốt đời thông qua các chương trình eLearning; Thúc đẩy thực hành xanh và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, hiện tại thư viện đại học ở Việt Nam còn gặp phải một số thách thức cả về thời gian, nhân sự và nguồn lực. Điều đó đòi hỏi thư viện cần xác định và bổ sung các tài nguyên học liệu phù hợp nhất. Đáp ứng các yêu cầu về tài liệu giảng dạy trong giới hạn ngân sách, đồng thời phục vụ tài liệu nghiên cứu với mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững trong tương lai.

Ứng dụng AI: Thúc đẩy thư viện phát triển trong thời kỳ chuyển đổi số - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo

“Vì vậy, việc gia tăng cơ sở dữ liệu điện tử bản quyền cho trường đại học là một trong những giải pháp giúp đẩy nhanh quy trình chuyển đổi số – gia tăng trải nghiệm cho người dùng tin, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” – Ths. Nguyễn Thùy Linh nói.

Còn theo Phó Viện trưởng Viện IDK, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp Công nghệ D&L Hoàng Dũng chia sẻ, cần tăng cường nguồn lực thông tin số để hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trong đó, thư viện có sứ mệnh và vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ học tập và giảng dạy, thúc đẩy nghiên cứu và học thuật, thúc đẩy năng lực thông tin và năng lực số, bảo toàn di sản văn hóa và tri thức, thúc đẩy hợp tác liên ngành và sự tham gia của cộng đồng, tích cực ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo, hỗ trợ truy cập mở và trao đổi học thuật. Đặc biệt, nguồn lực thông tin thư viện cần đảm bảo mới và có tính cập nhật trên phạm vi thế giới, phù hợp, nhiều và đa dạng. Đặc biệt cần được kiểm chứng và có độ tin cậy học thuật, tìm kiếm dễ dàng và thuận tiện, liên kết, sử dụng mọi lúc, mọi nơi, tuân thủ bản quyền và đạo đức học thuật.

Để tăng cường nguồn lực thông tin số, ông Hoàng Dũng nhấn mạnh, đối với nguồn lực thông tin số tiếng Việt, cần đưa vào thư viện số tối đa nguồn tài liệu nội sinh của trường; Xây dựng cách thức để đưa vào thư viện số các sản phẩm khoa học, nghiên cứu của trường; Triển khai hệ thống chia sẻ, dùng chung toàn văn giữa các khối trường; Phối hợp với các nhà xuất bản Việt Nam để xây dựng các gói ebooks tiếng Việt; Tận dụng tài nguyên giáo dục mở tiếng Việt (nếu có); Không sử dụng tài liệu vi phạm bản quyền.

Trong khi đó, để tăng cường nguồn lực thông tin số tiếng Anh cần khai thác tối đa nguồn tài nguyên truy cập mở. Mua chung, dùng chung theo mô hình hiệp hội, nhóm trường để giảm thiểu chi phí. Tham gia kết nối với các mạng lưới thư viện quốc tế để mượn tài liệu số liên thư viện.

Ứng dụng AI: Thúc đẩy thư viện phát triển trong thời kỳ chuyển đổi số - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Đồng quan điểm trên, Phó Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trưởng khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Đỗ Văn Hùng chia sẻ, cần tăng cường năng lực AI cho thư viện. Bởi, việc ứng dụng AI trong thư viện giúp phát triển nguồn tài nguyên phong phú, đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, và khả năng tích hợp công nghệ mới. Từ đó cải thiện dịch vụ người dùng, tối ưu hóa quy trình làm việc, và thúc đẩy hợp tác, nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc này cũng có một số hạn chế như ngân sách của nhiều cơ sở giáo dục cho việc ứng dụng AI vào thư viện còn khiêm tốn, nhân viên thư viện thiếu hụt kỹ năng về AI, và khả năng cập nhật chậm cũng khiến việc ứng dụng chưa hiệu quả. Đồng thời vẫn tồn tại những rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư, việc không hợp tác từ nhân viên, và sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ.

Chính vì vậy, PGS.TS Đỗ Văn Hùng cho rằng, cần có các chiến lược cụ thể để việc ứng dụng AI vào hoạt động thư viện được hiệu quả. Trước hết cần xây dựng chính sách quản lý nội dung và tuyển dụng nhân viên có kỹ năng AI. Cần đào tạo, phát triển nhân lực và triển khai các công cụ hỗ trợ người dùng. Đảm bảo sự phù hợp với tổ chức thông qua hợp tác nội bộ và đàm phán, đánh giá nhà cung cấp hệ thống. Bên cạnh đó, cần tập trung vào bảo mật, quyền riêng tư, tối ưu hóa tài nguyên, chi phí và hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm.

Đồng thời, xây dựng khung năng lực AI tạo sinh (Gen AI) tập trung vào các nguyên tắc và khía cạnh quan trọng như thúc đẩy cách tiếp cận phê phán, ưu tiên tương tác AI lấy con người làm trung tâm, khuyến khích phát triển AI bền vững, đẩy mạnh sự toàn diện, xây dựng năng lực AI cốt lõi cho học tập suốt đời và ứng dụng AI trong chuyên môn../.



https%3A%2F%2Fbvhttdl.gov.vn%2Fung-dung-ai-thuc-day-thu-vien-phat-trien-trong-thoi-ky-chuyen-doi-so-20250714093202731.htm

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article