Trong khuôn khổ hội thảo Trí tuệ nhân tạo – Động lực mới phát triển Đà Nẵng do UBND thành phố tổ chức ngày 9-5 với 2 phiên tọa đàm chủ đề “Đà Nẵng – Điểm đến tiềm năng cho doanh nghiệp khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo” và “Định hướng đầu tư, chia sẻ hạ tầng và chính sách hỗ trợ để phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo – Blockchain – đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng”. Đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp có nhiều đề xuất để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Đà Nẵng.
![]() |
Quang cảnh tọa đàm “Định hướng đầu tư, chia sẻ hạ tầng và chính sách hỗ trợ để phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo – Blockchain – đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng” trong khuôn khổ hội thảo Trí tuệ nhân tạo – Động lực mới phát triển Đà Nẵng do UBND thành phố tổ chức ngày 9-5. Ảnh: M.QUẾ |
Trong khuôn khổ hội thảo Trí tuệ nhân tạo – Động lực mới phát triển Đà Nẵng do UBND thành phố tổ chức ngày 9-5 với 2 phiên tọa đàm chủ đề “Đà Nẵng – Điểm đến tiềm năng cho doanh nghiệp khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo” và “Định hướng đầu tư, chia sẻ hạ tầng và chính sách hỗ trợ để phát triển hệ sinh thái Trí tuệ nhân tạo – Blockchain – đổi mới sáng tạo tại Đà Nẵng”. Đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp có nhiều đề xuất để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Đà Nẵng.
Sẵn sàng nguồn lực phát triển AI
TS. Lê Quang Đạm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Marvell Việt Nam nhận định, Đà Nẵng có nhiều tiềm năng trở thành địa phương dẫn đầu về AI, bán dẫn tại Việt Nam. Cụ thể là sự quan tâm, cam kết, thu hút, đầu tư của Chính phủ, chính quyền thành phố, đồng hành doanh nghiệp.
Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng tốt cùng với nguồn nhân lực trẻ, chất lượng ngày càng cao. Đó là lý do vì sao Marvell đã mở văn phòng tại Đà Nẵng từ tháng 5-2024 với 50 kỹ sư ban đầu và đang tiếp tục tăng lên. Vừa qua, Marvell được công nhận là đối tác chiến lược của thành phố trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Thời gian tới, Marvell sẽ hỗ trợ về phần mềm, phần cứng, đào tạo nhân lực và các nội dung để phát triển lâu dài tại thành phố.
Theo PGS.TS Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (Đại học Đà Nẵng), Đà Nẵng có 3 trường đã tuyển sinh với 250 chỉ tiêu đào tạo vi mạch bán dẫn. Về phía nhà trường tuyển 60 sinh viên khóa đầu tiên về kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn, con số này dự kiến nâng lên 600 -1.000 kỹ sư vào năm 2028. Thành phố đang xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ vượt trội, bao gồm chính sách về chế độ đãi ngộ, về thu nhập, chi phí lưu trú đối với chuyên gia, nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhận tạo. Các thông tin trên giúp ngành học vi mạch bán dẫn đang rất được quan tâm.
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Lê Sơn Phong thông tin, Đà Nẵng xác định phát triển AI trên nền tảng 25 năm phát triển công nghiệp phần mềm, chuyển đổi số với lợi thế nguồn nhân lực có kinh nghiệm. Theo đó, phát triển công nghiệp AI không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà đưa AI vào các lĩnh vực trong đời sống xã hội để đẩy mạnh công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng công nghệ cao.
Thành phố xác định phương pháp tiếp cận theo ba hướng: nhân lực, hạ tầng và chính sách, trong đó, khi xây dựng chính sách hay hạ tầng đều dựa trên nguyên tắc hợp tác chặt chẽ với nhà trường, doanh nghiệp. Đặc biệt, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; HĐND thành phố ban hành nhiều chính sách cụ thể hóa nghị quyết. Hiện cơ cấu nhân lực AI ở Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2 có tới 30% là các chuyên gia hàng đầu, khẳng định tiềm năng của thành phố trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và AI.
Thúc đẩy xây dựng hạ tầng AI
Ông Vladimir Kangin, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty TNHH IPTP Networks cho biết, việc lựa chọn Đà Nẵng để xây dựng trung tâm dữ liệu vì có nhiều yếu tố thuận lợi. Cụ thể, Đà Nẵng có vị trí địa lý ở miền Trung của Việt Nam nên việc đặt trung tâm dữ liệu ở miền Trung sẽ thuận lợi để kết nối các thành phố lớn ở hai đầu đất nước. Từ khi có kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu từ năm 2021 đến nay, Đà Nẵng đã có nhiều sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là việc được Quốc hội cho phép thí điểm khu thương mại tự do, xây dựng trung tâm tài chính quốc tế. Có thể nói, Đà Nẵng đang hội tụ rất nhiều yếu tố để thu hút các nhà đầu tư.
Ông Lê Hoàng Phúc, Giám đốc Trung tâm DSAC thông tin, trong chiến lược dài hạn, Đà Nẵng hướng tới trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ cao quốc gia, nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố từ chính sách ưu đãi, hạ tầng kỹ thuật số, môi trường thử nghiệm (sandbox) đến hệ sinh thái startup và đào tạo nguồn nhân lực. Việc phát triển hạ tầng AI tại Đà Nẵng không chỉ phục vụ riêng cho lĩnh vực công nghệ, mà còn là động lực nền để thúc đẩy nhiều ngành mũi nhọn như đô thị thông minh, y tế số, giáo dục, logistics, du lịch và nhất là ngành công nghiệp bán dẫn đang được thành phố ưu tiên chiến lược.
Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cho rằng, trí tuệ nhân tạo không chỉ là một xu hướng mà là cấu phần chiến lược trong kiến trúc phát triển của thế kỷ XXI. Đà Nẵng không đi theo lối mòn mà đang chủ động xây dựng vị thế riêng – một đô thị có bản sắc công nghệ, hội nhập sâu rộng, biết lắng nghe, thử nghiệm, kiến tạo giá trị mới từ nội lực và liên kết toàn cầu, là nơi mỗi ý tưởng được nuôi dưỡng, mỗi tài năng được phát triển và mỗi doanh nghiệp có thể khởi đầu và vươn xa từ chính nền tảng Đà Nẵng.
Từ một “thành phố đáng sống”, chúng ta đang tiến bước vững chắc để viết tiếp kỳ tích sông Hàn ở Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội với mô hình “5 cao”: tri thức cao, văn hóa cao, thu nhập cao, quản trị cao và mức sống cao theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố và 50 năm ngày giải phóng Đà Nẵng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng và vận hành cơ chế điều phối phát triển hệ sinh thái AI thành phố theo hướng “liên ngành – liên kết – liên thông”, bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các trụ cột: hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo và thu hút đầu tư.
Đồng thời, xây dựng lộ trình triển khai đến năm 2030 gắn với hệ thống chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng chủ trì rà soát hạ tầng, mặt bằng, quy hoạch để chủ động đón đầu và sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư trung tâm dữ liệu, siêu máy tính và hạ tầng điện toán AI. Trung tâm DSAC phát huy vai trò đầu mối kết nối giữa “3 nhà”: nhà nước – nhà trường – nhà đầu tư, đồng thời tiếp tục triển khai các mô hình hợp tác sáng tạo như phòng thí nghiệm mở về AI, trung tâm phát triển nhân tài AI và nền tảng hạ tầng và dữ liệu AI dùng chung phục vụ cộng đồng startup và nghiên cứu.
Đối với cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị liên quan, thành phố mong muốn đồng hành trong triển khai các chương trình hợp tác công tư, đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực AI. Thành phố cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất về chính sách, hạ tầng và môi trường thử nghiệm để mọi ý tưởng đổi mới đều có cơ hội được ươm tạo, phát triển và lan tỏa.
Ký kết 3 biên bản hợp tác
|
MAI QUẾ
https%3A%2F%2Fbaodanang.vn%2Fkinhte%2F202505%2Fda-nang-tao-luc-day-phat-trien-manh-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-4006258%2F