25.1 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Tư, Tháng 4 30, 2025

Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học

Must read

Nhằm giúp giảng viên cập nhật kiến thức và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) hiệu quả trong giảng dạy tiếng Trung, Khoa Trung Quốc học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) tổ chức Seminar “Tăng cường hiệu quả giảng dạy tiếng Trung với AI” vào ngày 10/4.

 

Phát biểu tại chương trình, TS. Kiều Thị Vân Anh – Trưởng Khoa Trung Quốc học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thích ứng với sự phát triển nhanh của công nghệ, đặc biệt là AI trong giảng dạy chuyên ngành. Theo cô, AI giúp mở rộng tri thức nhưng cũng dễ bị lạm dụng nếu sinh viên chỉ dùng để đối phó bài tập thay vì tư duy chủ động. Với ngành ngôn ngữ mang tính ứng dụng cao, giảng viên cần thiết kế bài học kích thích tư duy và phát triển năng lực tự học, xem AI là công cụ hỗ trợ chứ không thay thế quá trình học tập.


 


“Bắt sóng” dạy và học tiếng Trung với AI: Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học 12
TS. Kiều Thị Vân Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng AI trong giảng dạy chuyên ngành
 


Chương trình tập trung thảo luận các phương pháp tích hợp AI vào giảng dạy nhằm xây dựng môi trường học tập năng động, đáp ứng thực tiễn và chất lượng đào tạo cho sinh viên. Các nội dung chia sẻ hướng đến việc ứng dụng AI như một phần trong chiến lược sư phạm đổi mới giúp giảng viên nâng cao khả năng tương tác, hỗ trợ cá nhân hóa quá trình học và tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên. Những phương pháp này không chỉ mở rộng cách tiếp cận bài học mà còn hỗ trợ sinh viên phát triển tư duy ngôn ngữ một cách linh hoạt, chủ động và gắn liền với thực tế sử dụng.

 


“Bắt sóng” dạy và học tiếng Trung với AI: Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học 26


“Bắt sóng” dạy và học tiếng Trung với AI: Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học 31“Bắt sóng” dạy và học tiếng Trung với AI: Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học 33

Giảng viên thảo luận các phương pháp tích hợp AI xây dựng môi trường học tập năng động và chất lượng


 

Bên cạnh đó, cách thiết kế bài tập để hạn chế tình trạng sinh viên lạm dụng AI cũng là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của thầy cô. Thay vì tập trung vào lý thuyết, nhiều giảng viên khuyến khích áp dụng các tình huống mang tính ứng dụng thực tế, đòi hỏi sinh viên phải hiểu, vận dụng và phản hồi theo ngữ cảnh cụ thể. Các hình thức như thuyết trình, viết phản biện, ghi âm – ghi hình quá trình thực hành được nhiều giảng viên đánh giá là những giải pháp khả thi để sinh viên hạn chế sự phụ thuộc vào công nghệ.


 




“Bắt sóng” dạy và học tiếng Trung với AI: Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học 55
Thiết kế bài tập ứng dụng thực tế giúp sinh viên hiểu và vận dụng kiến thức, giảm sự phụ thuộc vào AI


 

Ngoài ra, 
TS. Huỳnh Bích Ngọc đã trình bày nghiên cứu ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu học tập tiếng Trung giúp nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của từng người học. Qua đó, xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, tối ưu hiệu quả tiếp thu và nghiên cứu hướng đến góc tiếp cận mới trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng công nghệ.

 


“Bắt sóng” dạy và học tiếng Trung với AI: Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học 65

“Bắt sóng” dạy và học tiếng Trung với AI: Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học 68
TS. Huỳnh Bích Ngọc đã trình bày nghiên cứu ứng dụng AI trong phân tích dữ liệu học tập tiếng Trung

 


Một góc tiếp cận khác cũng không kém phần thú vị là việc ứng dụng AI trong xây dựng nội dung học qua video và hình ảnh. Nhờ khả năng tạo hình minh họa sinh động và thiết kế bài giảng trực quan, công nghệ AI sẽ giúp bài học trở nên hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn đối với người học. Giảng viên có thể chủ động xây dựng học liệu đa phương tiện, tăng hiệu quả ghi nhớ và liên tưởng cho sinh viên.

 

Danh sách đề tài báo cáo tại buổi seminar cụ thể như sau:

 











STTBáo cáo viênTên báo cáo
1TS. Kiều Thị Vân AnhCách ra bài tập cho các môn chuyên ngành tiếng Trung để tránh việc sinh viên lạm dụng AI
2TS. Huỳnh Bích NgọcPhân tích dữ liệu học tập tiếng Trung qua Al để cá nhân hóa lộ trình học
3ThS. Đào Thị Châu GiangAI & Giáo viên – Cải thiện kỹ năng dịch nói tiếng Trung
4ThS. Trần Phương AnhKết hợp AI và phương pháp truyền thống hỗ trợ sinh viên học môn thư tín thương mại tiếng Trung
5ThS. Phạm Minh ThôngỨng dụng AI trong việc nâng cao kỹ năng viết tiếng Trung của sinh viên
6ThS. Lê Quốc HuỳnhNâng cao năng lực khẩu ngữ tiếng Trung thông qua AI: Trường hợp ứng dụng Doubao
7ThS. Thái Thị Ngọc HươngỨng dụng “AI- Chat GPT” trong việc hỗ trợ sinh viên tự tin và phản xạ tốt trong giao tiếp tiếng Trung.
8ThS. Sú Xuân ThanhAI trong việc tạo nội dung học tiếng Trung qua video và hình ảnh

 



“Bắt sóng” dạy và học tiếng Trung với AI: Giải pháp đổi mới của Khoa Trung Quốc học 178
Khoa Trung Quốc học nỗ lực cập nhật công nghệ nâng cao giảng dạy giúp sinh viên phát triển, sẵn sàng hội nhập 



Từ những chia sẻ và sáng kiến được giới thiệu, có thể thấy rõ tinh thần nỗ lực của Khoa Trung Quốc học trong việc cập nhật xu hướng công nghệ, khẳng định định hướng giảng dạy theo hướng ứng dụng thực tiễn, nâng cao trình độ chuyên môn của sinh viên. Đồng thời góp phần giúp sinh viên vận dụng tư duy sáng tạo, ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt, từng bước hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, tạo nền tảng vững chắc để sinh viên tự tin phát triển bản thân, khẳng định năng lực trong thị trường lao động đầy cạnh tranh của thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tin: Mỹ Lam

Ảnh: Công Định

TT. Truyền thông



https%3A%2F%2Fwww.hutech.edu.vn%2Fhomepage%2Ftin-hutech%2F14624767-bat-song-day-va-hoc-tieng-trung-voi-ai-giai-phap-doi-moi-cua-khoa-trung-quoc-hoc

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article