27.9 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Hai, Tháng 5 5, 2025

Hành trình đổi mới sáng tạo không ngừng tại Rạng Đông

Must read

494048385_1128309475997354_4160071102252645305_n.jpeg

Rạng Đông – Hình mẫu trong thực thi Nghị quyết 57

Phát biểu tại sự kiện Ngày hội sáng tạo Rạng Đông Techday 11 diễn ra mới đây, GS. TS Phùng Hữu Phú, Nguyên Ủy viên BCH TW Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đã ghi nhận Rạng Đông như một hình mẫu tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW, phát triển khoa học công nghệ (KHCN), ứng dụng công nghệ lõi và chuyển đổi số (CĐS).

Ông đặc biệt nhấn mạnh tinh thần đột phá, táo bạo, kết hợp AI – IoT – tự động hóa, cùng với nền tảng văn hóa doanh nghiệp (DN) tử tế đã giúp Rạng Đông phát triển.

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Nghị quyết 57-NQ/TW đã trở thành động lực chủ yếu cho kỷ nguyên vươn mình bứt phá của Rạng Đông. Rạng Đông đã đề ra 7 đột phá chiến lược, trong đó đột phá thứ 7 với nội dung 3 đề án nghiên cứu KHCN nhằm tập trung mọi nguồn lực làm chủ các công nghệ lõi, công nghệ chiến lược, kết hợp sáng tạo tinh hoa với sáng tạo đại chúng, hiện đại hóa công nghiệp sản xuất và tổ chức thúc đẩy mô hình kinh doanh số nhằm thương mại hóa các tri thức mới.

Đáng chú ý, Đề án KHCN số 2 là tích hợp IoT và AI trong lĩnh vực chiếu sáng LED, năng lượng mặt trời và hệ thống điện mặt trời áp mái. Đề án số 3 là bổ sung các công cụ AI nhằm tăng năng suất lao động, tái thiết lập các quy trình tạo giá trị mới ở các chuỗi hoạt động trọng yếu.

Triển khai Nghị quyết tại Rạng Đông có rất nhiều thuận lợi, nhất là DN bước vào Chuyển đổi AI khi đã trải qua 5 năm CĐS thành công. Công ty đã thành lập được 4 Trung tâm tri thức gồm Tổ chuyên gia tư vấn quản trị hiện đại và 3 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng với các thỏa thuận hợp tác với nhiều trường đại học (ĐH) danh tiếng như: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Cần Thơ, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam… Rạng Đông cũng đã tập hợp được đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực chuyên sâu – công nghệ chiến lược, lõi của mình. Với sự dẫn dắt của các chuyên gia, đội ngũ các cán bộ, kỹ sư của Rạng Đông đã có bước trưởng thành vượt bậc.

Mặt khác, trong nhiều năm qua, Đại hội cổ đông thường niên đã quyết định dành 15% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ Phát triển KHCN và 7,5% lợi nhuận sau thuế hàng năm cho Quỹ Đầu tư mạo hiểm là những nguồn lực con người, kinh phí hiếm DN nào có được.

Rạng Đông tiên phong trong kỷ nguyên AI và chuyển đổi xanh

Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Kết khẳng định: Đề án KHCN số 3 “Phân tích hiện trạng ứng dụng các công cụ AI đã triển khai trong công ty (2020 – 2024); xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng bổ sung các công cụ AI có tính hướng đích, hệ thống và nền tảng trong năm 2025 nhằm tăng năng suất lao động, tái thiết lập các quy trình tạo giá trị mới ở các chuỗi hoạt động trọng yếu” được coi là đột phá của đột phá.

“Để thực hiện chiến lược CĐS thì có 2 yếu tố quan trọng. Thứ nhất là lựa chọn được công nghệ phù hợp. Và thứ hai là lựa chọn quy trình phù hợp. Tích hợp giữa công nghệ phù hợp và quy trình phù hợp thì DN mới có thể CĐS thành công”, Phó Tổng Giám đốc Rạng Đông nhấn mạnh.

493937334_1128309015997400_1019627943119312933_n(1).jpeg
Phó Tổng Giám đốc Rạng Đông Nguyễn Đoàn Kết chia sẻ về các kết quả bước đầu ứng dụng công nghệ số và AI trong các lĩnh vực hoạt động của công ty.

Công cụ AI hiện nay rất đa dạng, phong phú với các tính năng và mức chi phí rất khác nhau. Để lựa chọn các công cụ AI ứng dụng vào Rạng Đông, ông Nguyễn Đoàn Kết cho biết: Việc lựa chọn cần đảm bảo tính hướng đích, tính hệ thống và tính nền tảng; đồng thời xác định rõ mục tiêu ứng dụng, phạm vi ứng dụng giá trị mới và làm mới các quy trình vận hành.

Cụ thể, tính hướng đích nghĩa là chiến lược chuyển đổi AI phải là cấu phần trong chiến lược tổng thể của công ty và phải thực hiện được mục tiêu của chiến lược công ty.

Tính hệ thống nghĩa là khi phát triển một hệ thống AI, bao gồm phần cứng, cơ sở hạ tầng, phần mềm thì bước phát triển sau phải kế thừa hệ thống trước, phải linh hoạt, có tính mở và có thể tích hợp các hệ thống khác vào để thực hiện mục tiêu chung.

Về tính nền tảng, tất cả phần cứng, cơ sở hạ tầng, phần mềm phải được hoạch định theo những nền tảng cơ bản, như ở Rạng Đông là nền tảng nội bộ, nền tảng khách hàng, nền tảng hệ thống thông tin, nền tảng dữ liệu.

Ngoài ra, việc lựa chọn công nghệ cần căn cứ vào kết quả đánh giá hiện trạng và điều kiện dữ liệu, kết nối và năng lực tương tác của đội ngũ; đồng thời tuân thủ nguyên tắc từ dễ đến khó, đi từ miễn phí đến trả phí một phần tới thuê ngoài đặt hàng theo yêu cầu.

Về việc lựa chọn quy trình, Phó Tổng Giám đốc Rạng Đông cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của Rạng Đông là một tập hợp phức tạp nhiều quy trình, từ quy trình chính đến quy trình phụ trong khi nguồn lực DN là hữu hạn nên trong từng giai đoạn phải lựa chọn quy trình trọng tâm, trọng điểm để đầu tư cho hiệu quả.

Theo đó, quan điểm của Rạng Đông khi lựa chọn quy trình đó là: lựa chọn đối tượng trọng điểm (lực lượng tiên phong tuyến đầu, tạo ra giá trị mới, hình thành phương thức mới); quy trình trọng điểm (quy trình quan trọng, tạo ra giá trị mới; quy trình đang gây nghẽn; quy trình yếu, kém; quy trình thức đẩy tốc độ và chất lượng hệ thống); dự án trọng điểm (là các dự án với nhiều cấp độ khác nhau; có tác động cơ bản tới việc thay đổi quy trình, cách thức, hiệu quả làm việc; góp phần quan trọng hình thành phương thức sản xuất mới).

Thực tế, Rạng Đông đã lựa chọn quy trình trọng điểm dựa trên 5 bước: Xác định các điểm nghẽn quan trọng; Đánh giá điều kiện về dữ liệu và năng lực để thực hiện chuyển đổi AI; Thiết lập mục tiêu; Phân tích, đánh giá hiện trạng hoạt động và mức độ trưởng thành số; Phân tích lựa chọn công cụ và phương pháp thực hiện.

Để thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi AI, Rạng Đông xác định đầu tiên cần thay đổi nhận thức của từng cán bộ, nhân viên công ty. Để lan toả từ nhận thức đến hành động, nhận thức về kỷ nguyên mới, về 7 đột phá chiến lược về chiến lược CĐS và chuyển đổi AI được lồng ghép trong các cuộc thi thể thao, thi cắm hoa, thi nhận thức về Nghị quyết số 57 trong chuỗi sự kiện hướng đến ngày truyền thống công ty 28/4/2025.

Đặc biệt, Rạng Đông còn lan toả phong trào “Bình dân học vụ AI” trong toàn công ty. Đây là phong trào thi đua sáng tạo đại chúng có định hướng, nhằm xây dựng một tổ chức học tập suốt đời nhằm tái đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động và xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.

Và quá trình này luôn luôn có sự dẫn dắt của đội ngũ tinh hoa, bao gồm các chuyên gia về quản trị và công nghệ. Đội ngũ này chịu trách nhiệm dẫn dắt các nhóm của Rạng Đông theo mô hình Agile là hạt nhân hình thành đề án số 3 với 15 sản phẩm thuộc 8 đề tài.

Chia sẻ về các kết quả bước đầu ứng dụng công nghệ số (CNS) và AI trong các lĩnh vực, ông Nguyễn Đoàn Kết cho biết hiện CNS và AI được ứng dụng trong nghiên cứu và phát triển; trong hoạt động thiết kế; tự động hoá, robot hoá và AI hoá trong sản xuất; trong phát triển năng lượng mặt trời; trong hoạt động bán hàng – truyền thông và marketing.

Cụ thể, trong hoạt động thiết kế phần mềm, Rạng Đông sử dụng AI để tự động hoá các bước lập trình, kiểm thử và tăng tốc phát triển phần mềm quản lý và giám sát. Trong thiết kế sản phẩm, công nghệ số hỗ trợ thiết kế 3D, mô phỏng sản phẩm mới với độ chính xác cao, giảm thiểu lỗi và rút ngắn chu trình thiết kế. Trong thiết kế thiết bị dây chuyền, công ty ứng dụng AI để tối ưu thiết bị, dây chuyền sản xuất giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí vận hành.

Đặc biệt, Rạng Đông đã làm chủ được công nghệ VGR (Vision Guided Robotics). Đây là công nghệ robot được trang bị hệ thống nhận diện thị giác giúp tự động hoá các công đoạn sản xuất phức tạp và chính xác. Công ty đã triển khai 14 robot vào các dây chuyển sản xuất, hướng đến mục tiêu xưởng sản xuất “không người, không đèn”.

Việc tăng cường robot hóa, triển khai thành công hàng loạt robot vào các dây chuyền sản xuất đã giảm đáng kể số lượng lao động thủ công cần thiết. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nhân công mà còn cải thiện độ chính xác và tốc độ trong sản xuất. Một số dây chuyền đã ghi nhận sự gia tăng năng suất vượt trội, với tỷ lệ tăng đến 30% so với trước khi áp dụng công nghệ robot.

Về kế hoạch tiếp theo, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đoàn Kết cho biết: Công ty tập trung phát triển năng lực KHCN/đổi mới sáng tạo tập trung vào các kế hoạch liên ngành, xuyên ngành; làm chủ công nghệ lõi, công nghệ chiến lược, công nghệ có lợi thế, đưa Rạng Đông trở thành tổ hợp nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao; hiện đại hoá sản xuất bằng tự động hoá, robot hoá, AI hoá, nâng cao độ phân giải của bản sao số; phát triển mô hình kinh doanh số dựa trên các nền tảng số được tự động hoá, AI hoá – thương mại hoá tri thức và phát triển nguồn nhân lực thế hệ mới, phấn đấu mỗi người có một trợ lý ảo./.

https%3A%2F%2Fictvietnam.vn%2Fung-dung-ai-toan-dien-hanh-trinh-doi-moi-sang-tao-khong-ngung-tai-rang-dong-69616.html

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article