25 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Ba, Tháng 4 29, 2025

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử

Must read

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, buộc các nhà bán hàng phải thay đổi chiến lược. Thay vì cắt giảm chi phí, họ chọn mở rộng hoạt động, tận dụng công nghệ và đề cao trải nghiệm khách hàng để thích ứng với bối cảnh mới.

Nhà bán hàng xoay xở trong cơn sóng thương mại điện tử
Thay vì các chương trình tốn kém, nhiều nhà bán hàng chuyển sang khuyến mãi nhỏ như tặng quà, giảm giá theo khung giờ vàng hay theo combo sản phẩm. Nguồn: Internet.

Giữa làn sóng cạnh tranh ngày càng gay gắt trên các nền tảng TMĐT, các nhà bán hàng không lùi bước mà chủ động thích nghi bằng cách mở rộng kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư công nghệ.

Mở rộng kênh bán – lựa chọn chủ đạo trong năm 2025

Khảo sát từ Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo cho thấy, 59% nhà bán hàng tin tưởng vào triển vọng kinh doanh năm 2025. Thay vì cắt giảm chi tiêu, 46% trong số họ lên kế hoạch mở rộng kênh bán, 45,8% hướng đến việc đa dạng hóa mặt hàng, trong khi 30,8% dự định mở thêm chi nhánh hoặc tuyển dụng thêm nhân sự. Những con số này cho thấy khuynh hướng tăng tốc thay vì thu hẹp trong giai đoạn đầy thử thách.

Mạng xã hội, sàn TMĐT và TikTok Shop lần lượt là ba kênh được các nhà bán hàng lựa chọn nhiều nhất để mở rộng, với tỷ lệ lần lượt là 28%, 23% và 21%. Việc đầu tư vào các công cụ quản lý bán hàng tích hợp nhiều chức năng giúp tối ưu hóa chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

TMĐT Việt Nam phát triển mạnh mẽ, với quy mô thị trường bán lẻ đứng thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 25 tỷ USD. Trong tổng quy mô 36 tỷ USD của nền kinh tế số Việt Nam, TMĐT chiếm tới 2/3. Về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam hiện đang xếp thứ 5 toàn thế giới.

Bên cạnh đó, các chiến dịch chăm sóc khách hàng được triển khai theo hướng tiết kiệm và hiệu quả. Nhiều nhà bán hàng ưu tiên khuyến mãi nhỏ như quà tặng, giảm giá theo giờ vàng hoặc theo gói combo – những giải pháp vừa phù hợp ngân sách vừa dễ thực hiện.

Báo cáo “Tech Trends 2024” của Statista khẳng định AI là xu hướng toàn cầu trong ngành bán lẻ. Điều này thúc đẩy các nhà bán hàng đầu tư nhiều hơn vào các phần mềm, nền tảng tích hợp công nghệ AI để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng.

“Nhu cầu cấp thiết hiện nay là bổ sung nhân lực thành thạo AI để tiết giảm chi phí vận hành”, ông Nguyễn Thành Hưng, một nhà bán hàng trên sàn TMĐT chia sẻ.

Ông Nguyễn Minh Khôi, Giám đốc Công nghệ Sapo nhận định: “Các nhà bán hàng cần đầu tư vào phần mềm quản lý tích hợp AI, đây là yếu tố then chốt để tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất kinh doanh.”

AI không chỉ tự động hóa những tác vụ lặp đi lặp lại mà còn dự đoán xu hướng mua sắm, hỗ trợ ra quyết định và xây dựng chiến lược bán hàng hiệu quả hơn.

Thương mại xã hội – kênh tiếp cận nhanh và tiết kiệm

Thương mại xã hội – hình thức bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok – đang phát triển mạnh mẽ nhờ khả năng tiếp cận khách hàng nhanh chóng, chi phí thấp và tính tương tác cao.

Thông qua livestream, video ngắn hoặc tiếp thị liên kết, nhà bán hàng có thể quảng bá sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Hình thức này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ lẻ không có nhiều ngân sách cho hoạt động tiếp thị.

“Sự kết hợp giữa livestream và các chương trình khuyến mãi nhỏ như tặng quà hay giảm giá không chỉ giúp tăng tương tác mà còn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng”, bà Nguyễn Bình Đẳng, một nhà bán hàng trên TikTok chia sẻ.

Sự tiện lợi và hiệu quả của thương mại xã hội đang khiến nhiều nhà bán hàng coi đây là “đường tắt” đến với khách hàng, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các kênh truyền thống hoặc sàn TMĐT lớn.

Gia tăng chính sách bảo vệ người bán và người mua

Năm 2025 được dự báo là giai đoạn thử thách khả năng thích nghi của các nhà bán hàng, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về trải nghiệm mua sắm.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là nhóm bán hàng nhỏ lẻ, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều chính sách và giải pháp pháp lý mới. Trong đó có việc sửa đổi quy định liên quan đến định danh người bán qua VNeID nhằm tăng độ an toàn cho các giao dịch.

Bộ Công Thương đang tham vấn xây dựng Luật TMĐT với 5 bộ tài liệu, bao gồm báo cáo đánh giá tác động, đề xuất chính sách và tổng kết thi hành pháp luật. Dự thảo Luật TMĐT đề xuất nhiều quy định mới nhằm tăng cường trách nhiệm của các nền tảng trung gian và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng lẫn người bán hàng trực tuyến.

Cục TMĐT và Kinh tế số cũng phát triển hệ sinh thái số hỗ trợ xác thực danh tính và giải quyết tranh chấp trên môi trường số.

Các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp cũng vào cuộc với nhiều sáng kiến bảo vệ người bán. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất tăng cường minh bạch dữ liệu, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin và quyền thương lượng của nhà bán hàng.

Bên cạnh đó, VECOM còn tổ chức các chương trình tập huấn về chính sách thuế và công nghệ cho nhà bán hàng, giúp họ nắm bắt quy định mới và hạn chế rủi ro khi kinh doanh trực tuyến.

Các sàn TMĐT lớn như Shopee cũng đang chuẩn bị các công cụ kỹ thuật để thực hiện các quy định mới, tuy nhiên vẫn cần sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan quản lý.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, cần có cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và rõ ràng vai trò trách nhiệm của các sàn trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, ngăn chặn các hành vi tăng phí bất hợp lý.



https%3A%2F%2Fhaiquanonline.com.vn%2Fnha-ban-hang-xoay-xo-trong-con-song-thuong-mai-dien-tu-195661.html

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article