27.1 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Bảy, Tháng 5 10, 2025

Nhờ AI, trường nghề xa xôi, hẻo lánh kết nối với cả thế giới

Must read

Ngày 9/5, Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM tổ chức hội thảo “Ứng dụng AI trong tư vấn, hướng nghiệp và tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN)”.

Phát biểu khai mạc, ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội GDNN TPHCM, cho biết: “Hội thảo hôm nay là bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương chuyển đổi số trong GDNN, mở ra diễn đàn trao đổi thiết thực về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ mới”.

Nhờ AI, trường nghề xa xôi, hẻo lánh kết nối với cả thế giới - 1

Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội GDNN TPHCM, khai mạc hội thảo (Ảnh: Tùng Nguyên).

Tại hội thảo, các chuyên gia khẳng định trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay không chỉ đơn thuần là công cụ hỗ trợ mà đang trở thành động lực chiến lược, giúp tái cấu trúc toàn diện các hoạt động quản lý, giảng dạy và tuyển sinh trong lĩnh vực GDNN.

Thông qua việc tự động hóa các tác vụ lặp lại, phân tích dữ liệu lớn, cá nhân hóa học tập và dự báo xu hướng nghề nghiệp, AI mở ra hướng đi mới cho các cơ sở đào tạo trong việc tối ưu hóa nguồn lực và tăng hiệu quả tiếp cận người học.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Khánh Lâm, Giám đốc công nghệ Trung tâm Phát triển Khoa học Công nghệ & Kinh tế Maple, giới thiệu mô hình sử dụng trợ lý ảo AI kết nối với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục để tư vấn tuyển sinh, nhận đơn nhập học, quản lý hồ sơ, thống kê báo cáo, quản lý nhân sự tuyển sinh…

Với người dùng, trợ lý ảo AI là một chatbot, tự động tương tác và tư vấn hướng nghiệp. Đặc biệt, trợ lý ảo có thể tư vấn đồng loạt hàng ngàn người mà không yêu cầu quá nhiều về nhân lực.

Với nhà trường, trợ lý ảo sẽ đồng bộ thông tin tuyển sinh với đào tạo để quản lý hoạt động đào tạo hiệu quả nhất, đồng bộ số liệu báo cáo với cơ quan quản lý…

Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội GDNN TPHCM, chia sẻ: “Những ứng dụng AI được thiết kế như ChatGPT có thể hỗ trợ học sinh trải nghiệm tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động cập nhật, giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai từ mô phỏng nghề nghiệp. Việc sử dụng AI một cách hợp lý sẽ giúp học sinh khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ”.

Ông Trần Quang Sáu, đại diện Tổ chức Giáo dục ABE UK, khẳng định nền tảng số tích hợp AI giúp tối ưu hóa công tác tuyển sinh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường nghề trên thị trường lao động toàn cầu.

Nhờ AI, trường nghề xa xôi, hẻo lánh kết nối với cả thế giới - 2

Ông Trần Quang Sáu, đại diện Tổ chức Giáo dục ABE UK (Ảnh: Tùng Nguyên).

Ông dẫn chứng bằng hoạt động đào tạo của chính ABE UK. Tổ chức này liên kết hơn 150 trung tâm đào tạo trên toàn thế giới, có những trung tâm đào tạo cả ngàn sinh viên nhưng nhân sự vận hành của trung tâm chưa đến 10 người.

Những trung tâm của ABE khai thác nguồn học liệu được chia sẻ dùng chung, hỗ trợ nhau về cơ sở vật chất, sử dụng chung hệ thống đánh giá và bằng cấp, chứng chỉ được quản lý thống nhất, dễ dàng tra cứu trên toàn thế giới. Nhờ vậy, chứng chỉ đào tạo được công nhận rộng rãi và dễ liên thông đào tạo với các trường đại học quốc tế.

Ông Trần Quang Sáu cho rằng: “Với AI và nền tảng học liệu dùng chung, các trường liên kết đào tạo dễ dàng và trường nghề ở vùng xa xôi, hẻo lánh cũng có thể tuyển sinh ở nước ngoài và đưa sinh viên trong nước ra nước ngoài học liên thông”.

Ông Đỗ Hữu Khoa, Trưởng ban Chuyển đổi số Hội GDNN TPHCM, nhấn mạnh: “Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ và chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, AI đang khẳng định vai trò then chốt trong nâng cao hiệu quả quản lý, đào tạo và tuyển sinh, đặc biệt là tại các cơ sở GDNN”.

https%3A%2F%2Fdantri.com.vn%2Fgiao-duc%2Fnho-ai-truong-nghe-xa-xoi-heo-lanh-ket-noi-voi-ca-the-gioi-20250509131922498.htm

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article