Tư 1/7/2024, Luật Căn cước có hiệu lực đã điều chỉnh một số quy định liên quan tới giấy tờ tùy thân. Theo đó Căn cước cấp cho mọi công dân, độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc, còn dưới 14 tuổi cấp theo nhu cầu, trong khi đó trước đây chứng minh và căn cước công dân chỉ cấp cho người từ đủ 14 tuổi.
Theo quy định chuyển tiếp của Luật Căn cước thì từ 1/1/2025 chính thức khai tử Chứng minh nhân dân, còn Căn cước công dân có hiệu lực sẽ vẫn được dùng. Bởi thế có người đã cấp đổi sang Căn cước, có người vẫn còn dùng Căn cước công dân, không bắt buộc cấp đổi sang Căn cước, trừ trường hợp có nhu cầu. Tuy nhiên người dân cần chú ý nếu thuộc các trường hợp sau thì cần phải cấp đổi cấp lại từ Căn cước công dân sang Căn cước:

Các trường hợp buộc phải cấp đổi, cấp lại
Điều 24 của luật Căn cước quy định về các trường hợp cấp đổi như sau:
- Các trường hợp đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Xác lập lại số định danh cá nhân;
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
Các trường hợp cấp lại gồm:
- Bị mất,
- Bị hư hỏng không sử dụng được (trừ các trường hợp đến độ tuổi phải cấp đổi)
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Sau sáp nhập có phải cấp đổi căn cước không?
Việc sáp nhập địa giới hành chính đã hoàn tất, nhiều người vẫn còn thắc mắc có phải bắt buộc cấp đổi căn cước không?
Theo trả lời của Bộ Công an trên các kênh truyền thông chính thống thì việc sáp nhập không bắt buộc công dân phải cấp đổi căn cước vì địa chỉ thay đổi. Việc cấp đổi được thực hiện theo nhu cầu của cá nhân.
Việc cấp đổi có thể tạo thuận lợi hơn cho công dân trong các quá trình giao dịch, đặc biệt những người thường xuyên phải thực hiện các giao kết cần thể hiện thông tin của giấy tờ tùy thân trên hợp đồng, chứng từ, giấy tờ.
Cấp đổi căn cước làm online được không?
Việc cấp đổi và cấp lại được thực hiện theo quy trình khác nhau nên người dân cần chú ý. Cấp đổi là việc đổi từ thẻ căn cước hoặc căn cước công dân cũ sang thẻ mới. Còn cấp lại căn cước là thực hiện cấp lại khi mất, khi hư hỏng.
Cấp đổi là thay đổi nội dung, còn cấp lại là không thay đổi nội dung.
Hiện nay người dân có thể nộp hồ sơ online để xin cấp đổi cấp lại căn cước. Tuy nhiên cần lưu ý:
Cấp đổi liên quan tới việc thay đổi hình ảnh, chụp lại hình ảnh thì người dân nộp hồ sơ online nhưng sau đó vẫn cần tới trực tiếp cơ quan công an theo lịch hẹn để chụp ảnh làm lại giấy tờ, chụp mống mắt…
Cấp lại nghĩa là bản Căn cước đang dùng vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, bị hư hỏng thì có thể xin hồ sơ cấp online toàn trình, nghĩa là công dân nộp hồ sơ và cán bộ lấy dữ liệu gần nhất đã lưu để cấp lại vì trường hợp này công dân không phải chụp lại ảnh, chụp lại mống mắt.
Thuộc trường hợp buôc phải cấp đổi cấp lại mà không làm thì sao?
Theo quy định hiện hành giấy tờ tùy thân là loại giấy tờ mà công dân cần phải thực hiện theo quy định.
Nếu trường hợp buộc phải cấp đổi cấp lại nhưng không thực hiện thì có thể bị phạt hành chính theo mức cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Không cấp đổi cấp lại trong trường hợp buộc phải cấp đổi cấp lại thì công dân không có đủ giấy tờ cần thiết để tham gia nhiều hoạt động, và khi cần thiết cơ quan chức năng yêu cầu xuất trình mà không xuất trình được thì có thể bị xử phạt bằng tiền.
Bởi vậy cấp đổi cấp lại căn cước/căn cước công dân là trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi.
https%3A%2F%2Fphunutoday.vn%2Fnhung-truong-hop-bat-buoc-phai-cap-doi-cap-lai-can-cuoc-cong-dan-can-cuoc-xem-ban-co-thuoc-danh-sach-nay-khong-d465073.html