25.1 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Năm, Tháng 5 29, 2025

Phần lớn hàng thương mại điện tử nhập khẩu sẽ “lọt lưới” thuế

Must read

VCCI vừa có văn bản góp ý dự thảo Nghị định quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (dự thảo Nghị định) gửi Bộ Tài chính. Theo VCCI, một số quy định tại dự thảo có thể tạo ra bất bình đẳng với hàng hóa sản xuất trong nước nếu không được điều chỉnh hợp lý.

Đa số sản phẩm thương mại điện tử nhập khẩu đều có giá trị thấp

Cụ thể, theo VCCI, chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với các đơn hàng thương mại điện tử có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống (Điều 12) tiềm ẩn nhiều bất cập.

Trên thực tế, đa số sản phẩm thương mại điện tử nhập khẩu đều có giá trị thấp. Số liệu năm 2024 cho thấy, hơn 324 triệu sản phẩm đã được nhập khẩu và tiêu thụ qua nền tảng Shopee với doanh thu hơn 14.200 tỷ đồng, tương đương chỉ khoảng 43.600 đồng/sản phẩm. Như vậy, nếu áp ngưỡng miễn thuế 1 triệu đồng, phần lớn hàng hóa nhập khẩu qua thương mại điện tử sẽ không phải đóng thuế nhập khẩu.

Theo VCCI, điều này gây ra bất bình đẳng với hàng hóa sản xuất trong nước. Trong khi doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn phải đóng thuế với nguyên liệu nhập khẩu, thì hàng hóa ngoại nhập lại được miễn, tạo ra sự thiếu công bằng trong môi trường cạnh tranh.

“Cần xây dựng chính sách thuế toàn diện, tránh để hàng hóa thương mại điện tử nhập khẩu được hưởng lợi không chính đáng, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước”, VCCI nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, VCCI xác nhận việc quản lý thuế với hàng hóa thương mại điện tử gặp thách thức trong khâu áp mã HS (mã số hàng hóa dùng trong quản lý thuế, hải quan). Mỗi lô hàng thương mại điện tử thường bao gồm hàng trăm sản phẩm khác nhau, với mã HS đa dạng, khiến việc phân loại trở nên phức tạp, kéo dài thời gian thông quan và có nguy cơ hủy đơn hàng.

Hơn nữa, quy định miễn thuế với ngưỡng 1 triệu đồng thực chất xuất phát từ nguyên lý: chi phí hành thu với các sản phẩm giá trị nhỏ có thể lớn hơn nhiều so với số tiền thuế thu được.

Để giải quyết khó khăn này, VCCI đề xuất học tập kinh nghiệm Canada, theo đó các mặt hàng được phân loại vào một số “giỏ thuế” theo công dụng hoặc ngành hàng, thay vì mã chi tiết. Ví dụ: Giỏ 1: Quần áo, giày dép, hàng dệt may; Giỏ 2: Điện thoại, máy tính, tai nghe… Mỗi giỏ sẽ gắn với một mức thuế suất cố định, giúp đơn giản hóa thủ tục và dễ dàng áp dụng cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý.

thuong-mai-dien-tu-1224-1728453507699275595861.jpg
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế nhập khẩu đối với các đơn hàng thương mại điện tử có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống. Ảnh: B.Phương

Quản lý kiểm tra chuyên ngành: Nên chuyển từ “người mua” sang “người bán”

Cũng theo VCCI, dự thảo Nghị định miễn giấy phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành cho hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, với tổng giá trị không quá 48 triệu đồng/năm cho mỗi tổ chức, cá nhân – điều này có thể tạo ra lỗ hổng trong thiết kế chính sách.

Theo phân tích của VCCI, cách làm này tiếp tục dựa trên mô hình “quản lý theo người mua” như trong nhập khẩu truyền thống. Ở mô hình nhập khẩu truyền thống, doanh nghiệp nhập khẩu thường là các tổ chức chuyên nghiệp, đã xác định rõ danh tính và chịu sự kiểm soát chặt chẽ; trong khi thông tin về người bán nước ngoài lại khó kiểm chứng, thường xuyên thay đổi. Vì vậy cơ quan nhà nước thường kiểm soát theo người mua.

Tuy nhiên, quy định này chưa phù hợp với bản chất của thương mại điện tử. Với lượng đơn hàng giá trị nhỏ áp đảo, chính sách trên sẽ khiến phần lớn hàng thương mại điện tử nhập khẩu “thoát” kiểm tra chuyên ngành, dù giá trị thực tế nhập khẩu có thể rất lớn. Trong khi đó, sàn thương mại điện tử hiện nay quản lý thông tin người bán chặt chẽ hơn nhiều so với người mua. Dữ liệu từ người bán, nhất là người bán có số lượng đơn hàng lớn, đáng tin cậy hơn và dễ kiểm soát hơn.

Vì vậy, VCCI đề xuất thay đổi tư duy quản lý, chuyển trọng tâm sang “quản lý theo người bán”. Cụ thể: người bán có ít đơn hàng trong năm được miễn giấy phép, kiểm tra chuyên ngành; người bán có lượng lớn đơn hàng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như doanh nghiệp truyền thống. Đây là phương án quản lý rủi ro hiện đại, tập trung vào các chủ thể có tần suất giao dịch cao, phù hợp với đặc điểm thương mại điện tử xuyên biên giới.

https%3A%2F%2Fdaibieunhandan.vn%2Fphan-lon-hang-thuong-mai-dien-tu-nhap-khau-se-lot-luoi-thue-10373764.html

Địa chỉ Mua hàng Iphone, Macbook, Ipad, Apple Watch chính hãng Uy tín nhất, dẫn đầu, được số đông khách hàng chọn lựa: Thế Giới Di Động 127 Trần Hưng Đạo (đối diện Bến xe TP Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article