24.7 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Ba, Tháng 4 29, 2025

Sinh viên ngành xã hội

Must read

(Thanh tra) – “Thay vì lo sợ bị Trí tuệ nhân tạo (AI) “chiếm chỗ”, hãy chủ động sử dụng công nghệ như cánh tay nối dài, làm bệ phóng cho khả năng viết lách, phân tích, giao tiếp và khẳng định mình trong tương lai”, theo ông Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc Trung tâm AI – Viện Công nghệ và Chuyển đổi số (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam).

67eeb9e3c24a494142555e95

Sinh viên ngành xã hội vẫn có nhiều cơ hội việc làm nếu biết tận dụng AI. Ảnh: Internet

AI góp phần tái cấu trúc nhiều ngành nghề

Ông Nguyễn Văn Tuyền cho rằng, trong mười năm trở lại đây, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thúc đẩy làn sóng chuyển đổi số trên toàn thế giới, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho người lao động.

Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của AI, những kỹ năng truyền thống dần trở nên chưa đủ để sinh viên ngành xã hội – nhân văn cạnh tranh trong thị trường việc làm.

Thay vì, chỉ tập trung vào chuyên môn hẹp, người học nay cần linh hoạt nắm bắt công cụ công nghệ, kết hợp cùng năng lực tư duy đặc trưng để tạo dựng lợi thế cho riêng mình.

Trước hết, “tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta nhận diện rõ bối cảnh. AI không chỉ “tự động hóa” các công việc có tính lặp lại, mà còn góp phần tái cấu trúc nhiều ngành nghề”, ông Tuyền nói.

Theo ông Tuyền, đây là lúc sinh viên khối xã hội – nhân văn khẳng định giá trị nhờ kỹ năng đọc – viết, phân tích bối cảnh và nắm bắt tâm lý con người. Những khả năng này, nếu được bổ sung thêm tư duy kỹ thuật số, sẽ giúp họ làm việc hiệu quả ở những lĩnh vực mới, từ truyền thông số, marketing cho đến quản trị quan hệ khách hàng.

Song song đó, “tôi cho rằng “khả năng học tập suốt đời” chính là “vé thông hành” cho tương lai”, ông Tuyền nhận định thế giới thay đổi mỗi ngày, kiến thức hôm nay có thể nhanh chóng lỗi thời nếu chúng ta không chịu cập nhật.

Ông nhấn mạnh rằng, sinh viên cần thực hành tư duy phản biện, tức là thường xuyên đặt câu hỏi về tính đúng sai của thông tin, dám xem xét mọi sự dưới nhiều góc độ khác nhau.

Đây là bước đầu để nuôi dưỡng sự sáng tạo, trau dồi năng lực khai thác các công nghệ mới, chẳng hạn như những nền tảng AI hỗ trợ nghiên cứu, viết lách hay phân tích số liệu.

67eeb9e3c24a494142555e96

Ông Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc Trung tâm AI – Viện Công nghệ và Chuyển đổi số (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam). Ảnh: T.L

Đối với khối xã hội – nhân văn, “các bạn sở hữu vốn từ vựng phong phú, kiến thức lịch sử và văn hóa sâu rộng là lợi thế đáng kể. Tuy nhiên, ông Tuyền cho rằng kỹ năng giao tiếp liên ngành lại quyết định sự khác biệt. Khi làm việc trong môi trường đa dạng, các bạn phải đủ tự tin để diễn giải khái niệm xã hội – nhân văn sao cho người am hiểu công nghệ, tài chính hay quản trị đều nắm bắt được.

Kỹ năng này cần rèn luyện thường xuyên qua các dự án sinh viên, hoạt động ngoại khóa hay hội thảo chuyên đề”, ông Tuyền dẫn chứng.

Không ít sinh viên đã vận dụng khả năng viết lách cùng công cụ AI hỗ trợ để sản xuất nội dung số (video, bài báo, podcast…), giúp lan tỏa kiến thức nhân văn đến đông đảo công chúng.

Một số khác lại tận dụng ưu thế am hiểu văn hóa để tư vấn chiến lược truyền thông hoặc tổ chức sự kiện, vừa giữ nét đặc sắc truyền thống vừa làm giàu trải nghiệm số. Điểm chung của họ là tinh thần cầu thị, dám làm mới bản thân và sẵn sàng học hỏi từ nhiều nguồn.

Trong bối cảnh thị hiếu ngược đọc ở Việt Nam, nơi thông tin ngắn gọn, hấp dẫn được ưu tiên, sinh viên càng phải biết cô đọng, sắp xếp nội dung theo nhu cầu độc giả.

Thay vì lo sợ bị AI “chiếm chỗ”, hãy chủ động sử dụng công nghệ như cánh tay nối dài, làm bệ phóng cho khả năng viết lách, phân tích và giao tiếp. Đây là cơ hội vàng để sinh viên ngành xã hội – nhân văn khẳng định mình trong tương lai đầy biến động.

Khi AI xuất hiện sẽ có những ngành nghề mới ra đời

Trao đổi về vấn đề ứng dụng AI hiện nay, chị Bùi Thị Vui, học viên cao học lớp Quản lý Báo chí và Truyền thông K29.2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chia sẻ về ba nội dung đang diễn ra trong thực tế.

Theo chị Vui, hiện có rất nhiều ngành nghề có thể sẽ bị thay thế bởi AI, và khi AI xuất hiện sẽ có những ngành nghề mới ra đời.

Tuy, AI không thể thay thế con người nhưng những người biết sử dụng AI sẽ thay thế những lao động không biết ứng dụng AI.

Đơn cử những công việc liên quan đến con người như bác sĩ, giáo viên, kế toán… có thể bị ảnh hưởng bởi AI, nhưng những người làm ở lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân như y tá hay những người làm dịch vụ phục vụ con người rất khó bị thay thế ngay cả khi có AI hay robot.

Đặc biệt, liên quan tới những công việc mang tính sáng tạo, AI rất khó có thể thay thế.

Mặt khác, công nghệ trong đó có AI thay đổi rất nhanh, nếu không biến nó thành phong trào liên tục và bền vững thông qua các khoá học phổ cập thì người dùng rất dễ trở nên lạc hậu chỉ trong thời gian ngắn. Việc đầu tư cho ứng dụng AI cũng khá tốn kém và đây chính là thách thức lớn với không chỉ Việt Nam.

67eeb9e3c24a494142555e94

Chị Bùi Thị Vui. Ảnh: T.L

Song song với đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu để kiểm chứng thông tin AI đưa ra cũng đòi hỏi cần phải có sự đầu tư lớn về nguồn lực tài chính cũng như nhân sự, sự chung sức, đồng lòng của nhiều bên liên quan để AI thực sự trở nên hữu ích.

Cuối cùng, điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy đó chính là AI đã và đang trở thành xu hướng tất yếu. Nếu chúng ta học được cách điều khiển các dạng công cụ như AI thì chúng ta sẽ có lợi thế rất lớn so với thế giới, từ đó có thể dễ dàng tiến ra thế giới, hội nhập toàn cầu.

“Và đó chính là cơ hội của chúng ta. Hãy luôn giữ sự tò mò về thế giới này, về những điều xung quanh ta và về chính công việc ta theo đuổi, đam mê; luôn không ngừng tự sáng tạo và giữ được cảm xúc của mình thì không có ứng dụng AI nào có thể thay thế được bạn. Vì vậy, sinh viên các ngành xã hội – nhân văn càng có thêm cơ hội việc làm mới nếu như biết tận dụng AI”, chị Vui chia sẻ thêm.

Cần chủ động tìm hiểu về các công cụ và tính năng AI

Nguyễn Thị Khánh Linh, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Đại Nam chia sẻ: “Tôi thực sự lo ngại khi AI có thể thay thế nhiều ngành nghề trong tương lai, đặc biệt là những công việc liên quan đến sáng tạo nội dung mà em đang theo đuổi”.

Linh cũng nêu nhận đinh, sinh viên ngành xã hội, nhân văn… những ngành nghề dễ bị thay thế bởi AI nên tham gia vào các khoá đào tạo, chủ động tìm hiểu về các công cụ và tính năng AI mới.

AI bắt chước về sự sáng tạo rất tốt nhưng nó không thể tự sáng tạo. Các hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ không có trí tuệ cảm xúc và đặc biệt, AI có thể tìm kiếm, lọc dữ liệu và làm báo cáo rất tốt nhưng nó không biết tò mò về dữ liệu đó.

67eeb9e3c24a494142555e97

Nguyễn Thị Khánh Linh, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Đại Nam. Ảnh: T.L

Tuy vậy, Linh cũng cho rằng, cũng không nên quá lạm dụng bởi AI sẽ khiến ta giảm sức sáng tạo, mất dần dấu ấn cá nhân, khả năng tư duy, học hỏi, tò mò, sáng tạo…

Để không bị tụt lại phía sau, việc trang bị những kỹ năng mềm, khả năng tư duy phản biện và sự sáng tạo độc đáo sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với mỗi sinh viên ngành xã hội. Bên cạnh đó, việc học cách cộng tác và tận dụng sức mạnh của AI cũng là một hướng đi mà Linh cùng các bạn sinh viên ngành xã hội đang hướng tới.

https%3A%2F%2Fthanhtra.com.vn%2Fgiao-duc-A6BAEB6CD%2Fsinh-vien-nganh-xa-hoi-nhan-van-can-hoc-cach-cong-tac-va-tan-dung-suc-manh-cua-ai-142555e8d.html

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article