23.3 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Ba, Tháng 5 13, 2025

Tính năng mua sắm mới của ChatGPT có tạo thêm rác thời trang?

Must read

Ngày đăng: 12/05/25

Việc OpenAI tích hợp tính năng mua sắm vào ChatGPT mở ra trải nghiệm tiêu dùng cá nhân hóa chưa từng có. Nhưng cũng từ đó, một câu hỏi nhức nhối được đặt ra: Liệu AI có đang tiếp tay cho hành vi mua sắm cảm tính, tiếp sức cho vòng xoáy thời trang nhanh và tiêu dùng ngắn hạn?

Việc OpenAI tích hợp tính năng mua sắm trực tiếp vào ChatGPT đánh dấu một bước tiến mới trong cách người tiêu dùng khám phá sản phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang nơi xu hướng thay đổi liên tục. Thay vì tự tìm kiếm trên các nền tảng thương mại điện tử, người dùng giờ đây có thể nhận được gợi ý sản phẩm kèm hình ảnh và liên kết mua hàng chỉ bằng một đoạn hội thoại với chatbot.

Tính năng này mở ra cơ hội cho cả người mua lẫn thương hiệu, nhất là những cái tên chưa có sự hiện diện mạnh mẽ trên môi trường số. Một chiếc áo thun “tình cờ” được gợi ý đúng lúc có thể nhanh chóng trở thành đơn hàng mới. Tuy nhiên, chính sự liền mạch giữa trò chuyện và hành động mua cũng đặt ra lo ngại: liệu quy trình này có đang làm mờ ranh giới giữa nhu cầu thật sự và sự hấp dẫn cảm tính?

Tuy nhiên, tác động dài hạn đến thói quen tiêu dùng, đặc biệt trong ngành thời trang vốn đã ngập trong vấn nạn thừa mứa sản phẩm. Dù hệ thống gợi ý của ChatGPT được xây dựng dựa trên mức độ phù hợp, giá cả, đánh giá và sở thích học được từ người dùng, quy trình này vẫn dễ dàng khơi gợi cảm xúc mua sắm nhất thời, dẫn đến những quyết định chi tiêu không thật sự cần thiết.

ChatGPT tinh nang mua sam 1

Cảm xúc dẫn lối, rác “mốt” theo sau

Các nhãn như “giá tốt” hay “phổ biến nhất” do thuật toán gợi ý tuy được thiết kế nhằm hỗ trợ người mua, nhưng lại dễ tạo ra cảm giác cấp bách hoặc hiệu ứng đám đông (social validation) – những yếu tố có thể đẩy người tiêu dùng đến quyết định mua hàng không dựa trên nhu cầu thực sự, mà vì sợ “lỡ mất cơ hội”. Trong khi đó, phần mô tả sản phẩm đơn giản, thiếu chiều sâu lại dễ bỏ sót các chi tiết mà một người tiêu dùng thời trang tinh tế thường quan tâm, như chất liệu, cấu trúc hay tính bền vững.

1 2
Ảnh: Getty Image/ Zooey Liao/ CNET

Thêm vào đó, việc lựa chọn và xếp hạng sản phẩm hiện đang phụ thuộc nhiều vào dữ liệu từ bên thứ ba, làm dấy lên lo ngại về tính minh bạch và khả năng thiên vị. Dù OpenAI cam kết sẽ cải tiến dần theo thời gian, nhưng ở giai đoạn đầu, cơ chế này vẫn có thể vô tình ưu ái một số nền tảng hoặc thương hiệu, làm lệch cán cân cạnh tranh.

Đối với ngành thời trang – một lĩnh vực vốn chịu nhiều áp lực từ các vấn đề môi trường và xã hội, việc tích hợp công nghệ AI trong hành vi tiêu dùng cần được xem xét thận trọng. Khi việc tiếp cận và mua sắm sản phẩm trở nên quá dễ dàng, và được dẫn dắt bởi những gợi ý được “cá nhân hóa” bởi AI, điều đó có thể góp phần duy trì, thậm chí tăng tốc – vòng quay chóng mặt của thời trang nhanh và chủ nghĩa tiêu dùng ngắn hạn.

afaqsdotcom 1746017537 3622180091692113678 7067828769
Ảnh: Artist Emanuele Jane Morelli.

Dù tính năng mua sắm của ChatGPT mở ra một kênh khám phá sản phẩm nhiều triển vọng, nó vẫn cần thêm thời gian để được đánh giá toàn diện và điều chỉnh hợp lý.

Bởi nếu không cẩn trọng, công nghệ này sẽ vô tình tiếp tay cho những thói quen tiêu dùng thiếu bền vững, góp phần duy trì, thậm chí tăng tốc vòng quay chóng mặt của thời trang nhanh và chủ nghĩa tiêu dùng ngắn hạn.

Trong bối cảnh thời trang nhanh vẫn chưa hạ nhiệt, sự thuận tiện quá mức trong hành vi mua sắm có thể khiến vòng quay tiêu dùng càng trở nên chóng mặt, nuôi dưỡng văn hóa mua rồi bỏ vốn là vấn đề nan giải của ngành.

Chuyển ngữ theo Fashion United 



https%3A%2F%2Fstyle-republik.com%2Ftinh-nang-mua-sam-moi-cua-chatgpt-co-tao-them-rac-thoi-trang%2F

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article