30 C
Kwang Binh
spot_img
Thứ Tư, Tháng 7 23, 2025

5G và AI đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế gì?

Must read

Sự hội tụ giữa 5G và AI – Hạ tầng cho đổi mới, sáng tạo và phát triển kinh tế

Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (LKYSPP), thuộc Đại học Quốc gia Singapore, vừa công bố một báo cáo nghiên cứu toàn diện, chỉ rõ cách ASEAN có thể tận dụng sự hội tụ giữa 5G và Trí tuệ nhân tạo (AI) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mang tính chuyển đổi.

Nghiên cứu với tiêu đề “Tận dụng 5G để thúc đẩy chuyển đổi dựa trên AI tại ASEAN”, do Giáo sư người Việt Vũ Minh Khương chủ biên, sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những chiến lược thiết thực nhằm khai mở tiềm năng số của khu vực.

5G và AI đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế gì? - 1

Giáo sư Vũ Minh Khương tại buổi công bố kết quả báo cáo nghiên cứu (Ảnh: LKYSPP).

Theo báo cáo, ASEAN đang đứng trước một cơ hội to lớn khi chỉ riêng công nghệ 5G đã được kỳ vọng đóng góp tới 130 tỷ USD cho nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2030.

“Sự hội tụ giữa 5G và AI chính là hạ tầng cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các lĩnh vực như sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, và giao thông tự hành. Nhưng ASEAN không thể chần chừ. Cánh cửa để khẳng định vai trò dẫn đầu khu vực trong kết nối thông minh đang nhanh chóng khép lại”, Giáo sư Vũ Minh Khương chia sẻ.

Việt Nam và những thành tựu đạt được khi kết hợp 5G – AI

Theo báo cáo, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu kinh tế đáng chú ý thông qua cách tiếp cận chiến lược của mình đối với 5G và AI.

Báo cáo chỉ ra, đầu tiên là chiến lược “Theo sau thông minh”. Thay vì chạy đua làm người tiên phong, Việt Nam đang áp dụng chiến lược theo sau thông minh, tận dụng chi phí cơ sở hạ tầng giảm, tiêu chuẩn công nghệ hoàn thiện và bài học từ những quốc gia đi trước.

Cách tiếp cận này cho phép Việt Nam triển khai 5G một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn, đặc biệt ở các khu vực ưu tiên như khu công nghệ cao, cảng, khu công nghiệp… giúp tối ưu hóa nguồn lực và định hướng đầu tư vào những lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế cao.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh căng thẳng công nghệ toàn cầu, tính trung lập địa chính trị là một lợi thế của Việt Nam, giúp thu hút đầu tư toàn cầu vào sản xuất bán dẫn, cơ sở hạ tầng viễn thông và đổi mới AI.

5G và AI đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế gì? - 2

Sự kết hợp giữa 5G và AI sẽ là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế (Ảnh: Getty).

Việc thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ cao này là một minh chứng rõ ràng cho thành tựu kinh tế mà Việt Nam đang đạt được, củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.

Việc triển khai mạng 5G cũng cho thấy Việt Nam ưu tiên giá trị hiệu quả của mạng 5G, hơn là các chỉ số phủ sóng đơn thuần.

Những cách tiếp cận này đảm bảo các khoản đầu tư vào 5G và AI được định hướng vào các ứng dụng thực tế có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp và xã hội, như nhà máy thông minh, logistics chính xác, chăm sóc sức khỏe từ xa… vốn là những lĩnh vực có tác động lớn khi 5G kết hợp với AI.

Nhìn chung, dù 5G và AI vẫn đang trong giai đoạn phát triển và mở rộng, Việt Nam đã cho thấy khả năng khai thác các công nghệ này không chỉ để đạt được tốc độ kết nối mà còn để tạo ra giá trị chiến lược.

Bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận thông minh, thu hút đầu tư và tập trung vào các ứng dụng mang lại giá trị cao, Việt Nam đang định vị mình để tiếp tục gặt hái những thành quả kinh tế từ cuộc cách mạng số này.

5G – AI và cơ hội lớn cho khu vực ASEAN

Nhìn về phía trước, báo cáo của LKYSPP chỉ ra một viễn cảnh nơi ASEAN dẫn đầu trong kỷ nguyên 5G-AI: doanh nghiệp vươn ra toàn cầu nhờ sản xuất thông minh; nông dân tối ưu hóa năng suất nhờ phân tích dữ liệu AI; học sinh vùng sâu vùng xa được tiếp cận nền giáo dục nhập vai tiên tiến.

Báo cáo của LKYSPP cho thấy cuộc đua thực sự trong chuyển đổi số không phải là ai triển khai 5G hay 6G nhanh nhất – mà là ai khai thác được giá trị lớn nhất từ nó. ASEAN đang ở một ngã rẽ quan trọng, nơi cơ hội dẫn đầu không nằm ở sự phô trương công nghệ, mà ở sự rõ ràng chiến lược, sự mạch lạc trong chính sách, và sự liên kết hệ sinh thái.

Để hiện thực hóa tầm nhìn này, ASEAN cần sự phối hợp chiến lược, quyết tâm mạnh mẽ và cam kết chuyển đổi số bền vững.

Giáo sư Vũ Minh Khương sinh năm 1959 tại Hải Phòng. Ông hiện là Giáo sư thực hành tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (LKYSPP), Đại học Quốc gia Singapore.

Giáo sư Khương chuyên nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực phát triển kinh tế và phân tích chính sách. Ông đã xuất bản ba cuốn sách và hơn 50 bài báo trên nhiều tạp chí học thuật danh tiếng.

Giáo sư Vũ Minh Khương nằm trong nhóm 2% học giả được trích dẫn nhiều nhất trên toàn cầu. Ông nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Harvard vào năm 2005. Tên ông có trên bảng vàng của Trường Hành chính Kennedy (thuộc Đại học Harvard).

https%3A%2F%2Fdantri.com.vn%2Fcong-nghe%2F5g-va-ai-da-giup-viet-nam-dat-duoc-nhung-thanh-tuu-kinh-te-gi-20250723023055950.htm

- Advertisement -spot_img

More articles

- Advertisement -spot_img

Latest article